“Con đường gốm sứ”: Hành trình 10 năm khôi phục lại vẻ đẹp vốn có
Trải qua hành trình 10 năm hoạt động, con đường gốm sứ đã bị biếng dạng, nhếch nhác trong mắt người dân thủ đô. Thời gian này, công trình sẽ bước vào một cuộc đại trùng tu lớn, nhằm lấy lại vẻ đẹp của "bức tranh gốm ghép lớn nhất thế giới", mà trước đây Việt Nam đươc UNESCO vinh danh
- UBND TP Hà Nội: Quyết định triển khai khôi phục lại con đường gốm sứ theo chiều dài lịch sử
- Tái hiện Tết Trung thu của Hà Nội xưa trong lòng di sản Hoàng thành Thăng Long
- Chuối Việt lần đầu bán ở đại siêu thị Hàn Quốc, 80.000 đồng/kg
Như đã biết, công trình “Con đường gốm sứ” là kết tinh của nghệ thuật và tình yêu Hà Nội, chứng nhận Con đường Gốm sứ lớn nhất thế giới mà Tổ chức Guinness công nhận, đúng vào dịp cả nước ta bước sang một trang sử mới, thủ đô tròn 1000 năm tuổi.
Công trình “Con đường gốm sứ” được khởi công xây dựng từ năm 2008, dài gần 4.000m, diện tích khoảng 7.000 m2. Trước đó, bức tranh gốm sứ ở Trung Quốc giữ kỷ lục có độ dài 200m, cao 7,47m.
Đây là một bức tranh lớn gồm 21 trường đoạn chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp theo các chủ đề: Tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hòa bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế...
Theo thiết kế, các bức tranh được sáng tác cùng những tinh hoa của các làng nghề gốm truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc...
Được biết, dự án do hoạ sỹ, nhà báo Nguyễn Thu Thuỷ đề xuất và làm chủ nhiệm. Cũng trong dịp này, nhà báo Thuỷ đã được thành phố vinh danh là 1 trong 11 công dân tiêu biểu của thủ đô.
Chùa một cột, một trong những di sản của Việt Nam góp mặt trên bức họa lớn này.
Công trình trải dài 4km, tuy nhiên chỉ sau 4 năm đi vào hoạt động, công trình này đã nhanh chóng xuống cấp một cách trầm trọng khi mà nhiều mảnh gốm trên các bức tranh bị bong tróc, bị sứt mẻ và hoen ố với những vết bám đen kịt.
Ngoài sự xuống cấp do bong tróc, sứt mẻ các mảnh gốm ra thì toàn cảnh chiều dài của bức tranh gốm sứ, hằng ngày vẫn bị “ô nhiễm” vì hàng trăm người vô ý thức khi họ coi bờ tường gốm sứ là “nhà vệ sinh công cộng”.
Việc thiếu ý thức của dân chính là điều khiến một số đoạn bị hư hỏng.
Năm 2015, tại đoạn đê Âu Cơ, đoạn giao với đường Xuân Diệu, Hà Nội, Đại sứ quán nước Cộng hòa Bolivariana Venezuela tại Việt Nam và Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã tổ chức khánh thành đoạn tranh gốm Venezuela mang tên "Simon Bolivar - người anh hùng giải phóng của Venezuela" trên Con đường gốm sứ Hà Nội.
Đoạn tranh mang tên "Simon Bolivar - người anh hùng giải phóng của Venezuela" tiếp tục nối tình hữu nghị gắn bó giữa Việt Nam-Venezuela, các nước Mỹ La tinh và các nước tiến bộ trên toàn thế giới cùng chung những lý tưởng cao đẹp hướng tới hòa bình và hợp tác.
Sau nhiều lần tu sửa, cuối năm 2017, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án sửa chữa, bảo dưỡng con đường gốm sứ với tổng mức đầu tư gần 2,5 tỉ đồng. Dự án bao gồm 4 gói thầu: Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp; Giám sát thi công gói thầu xây lắp; Bảo hiểm công trình
Năm 2019, con đường gốm sứ tiếp tục được ghép thêm một màu sắc mới đến từ Sri Lanka, trên đoạn đường Nghi Tàm. Trong buổi khánh thành này Đại sứ Sri Lanka Hasanthi Dissanayake bày tỏ vinh dự khi văn hóa của Sri Lanka được ghi dấu ấn trên con đường gốm sứ của Việt Nam.
Hơn hết, đây cũng là dịp quảng bá cho người dân Hà Nội và du khách thêm một hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa Sri Lanka, một trong những quốc gia gần đây thường xuyên xuất hiện trong danh sách các điểm đến hàng đầu của thế giới.
Nhằm giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông, 600m phá bỏ để cải thiện.
Mới đây vào tháng 6, dự án công trình mở rộng đường Âu Cơ từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân đã chính thức khởi công. Đây là công trình phê duyệt bổ sung giai đoạn 2 của Dự án xây cầu vượt tại nút giao An Dương-đường Thanh Niên. Để đảm bảo thi công, 600 m đường gốm sứ trên tuyến sẽ bị phá dỡ.
Và tất nhiên sau công trình mở rộng đườg tại nút giao này, tình trạng tắc đường đã được điều tiết lại, tuy nhiên với những người dân sinh sống quanh khu vực này cũng bày tỏ mong muốn, khi việc thi công mở rộng đường hoàn thành, đoạn đường tranh gốm sẽ được làm lại. Trả lại vẻ đep vốn có mà trước đây công trình này được UNESCO vinh danh.
Ngày 22/7 vừa qua, Chủ tịch Hà Nội cũng giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan mời các nhà điêu khắc, hội họa, kiến trúc sư... thành lập Hội đồng nghiên cứu đề xuất ý tưởng, chất liệu, lên phương án tổng thể về Con đường gốm sứ Hà Nội theo chiều dài lịch sử Thăng Long - Hà Nội.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận