"Nhật ký thời chiến Việt Nam": Những trang sách riêng tư nhưng mang cả tinh thần dân tộc
"Nhật ký thời chiến Việt Nam” là những dòng hồi ký được ghi lại với những ước vọng về một thế giới hoà bình được viết ngay trên chiến trường xưa của những người lính đã anh dũng hy sinh.
- Bộ Công Thương đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền trực tuyến Chiến dịch Giờ Trái đất 2020
- Ca khúc “Hãy đốt lò lên”
- Long An: Điện mặt trời áp mái giảm gánh nặng cho đời sống nhân dân
Những dòng nhật ký trong trẻo, đầy ước vọng về một cuộc sống thanh bình. Những lời thề quyết tâm thắng quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, lần đầu tiên được đứng chung trong một bộ sách có tên "Nhật ký thời chiến Việt Nam”. Bộ sách do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên, gồm 4 tập, mỗi tập dày hơn 1.000 trang, khổ 16x24 cm.
Bộ sách "Nhật Ký Thời Chiến Việt Nam".
Trong bộ sách này, bạn đọc sẽ gặp những dòng nhật ký như những lời thơ ngân vang, trong trẻo, đầy thiết tha ước vọng về một cuộc sống thanh bình; những lời dặn dò như những lời di chúc, những lời thề quyết tâm thắng quân xâm lược, những lời hứa bảo toàn danh dự của những người con yêu quý của Tổ quốc trong cảnh đất nước có chiến tranh, những niềm thương yêu cháy bỏng, những nỗi nhớ thương da diết, khắc khoải, những bồn chồn lo âu, mong đợi...
Qua bộ sách, bạn đọc cũng sẽ được biết những tâm sự dịu dàng, đằm thắm yêu thương xen lẫn tự hào trong những trang viết riêng tư, nhưng mang cả tinh thần dân tộc và hơi thở của thời đại. Những trang nhật ký sinh động, cụ thể từng ngày từng tháng của các văn nghệ sỹ, từ đó có thể hình dung ra cuộc sống, chiến đấu vô cùng ác liệt, thiếu thốn ở chiến trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Nơi đầy bom đạn, hiểm nguy, sự sống và cái chết cận kề bên nhau và hầu như không có ranh giới. Họ thật sự là những người con của Tổ quốc, của dân tộc trong những ngày đạn bom, máu lửa, với những nỗi niềm chung vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân, đất nước.
Nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng, Chủ biên bộ sách, chia sẻ là một nhà văn, đồng thời cũng là một người lính đã từng trực tiếp cầm súng bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, ông hiểu thế nào là chiến tranh cùng sự hy sinh, mất mát.
Nghề làm báo đã giúp ông đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, để tìm hiểu nhiều sự kiện, nhân chứng và sưu tầm tư liệu. Công việc viết văn đã giúp ông hiểu rằng: "Đôi khi, chính những trang nhật ký, ghi chép sổ tay... tưởng chừng rất đỗi riêng tư, xưa cũ, lại mang đến những thông tin, tư liệu cực kỳ quý báu".
Nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng.
Đánh giá về bộ sách, Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ Nhất Hội Nhà văn Á-Phi, khẳng định không có gì mang tính chính xác về cuộc chiến tranh hơn những trang nhật ký của những người lính.
Bởi họ viết những trang nhật ký này là viết ngay tại chiến trường, viết những gì mà họ muốn nói nhất khi biết rằng sau đó họ có thể mãi mãi không thể trở về với gia đình, với quê hương.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ Nhất Hội Nhà văn Á-Phi.
Tháng 12/2004, vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, cuộc vận động Sưu tầm và Xuất bản bộ sách "Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam" được Quỹ "Mãi mãi tuổi 20" phát động với sự hưởng ứng nồng nhiệt của đông đảo công chúng.
Cũng trong bộ sách lần này,Qũy cũng đã biên soạn và in ấn thành một bộ sách "Nhật Ký Hồi Chiến" dành tặng cho thân nhân của các thương binh, liệt sỹ, các cựu chiến binh, đã và đang cống hiến sự nghiệp của mình cho Tổ quốc.
Được ấn định, và phát hành hoàn toàn bằng kinh phí xã hội hoá, bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam" ra mắt lần đầu được in với số lượng 500 bản, chủ yếu làm quà tặng tri ân của các cựu chiến binh Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” nhân kỷ niệm 15 năm ngày truyền thống của quỹ (16/8/2005-16/8/2020).
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận