'Quantum' - Tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số đầu tiên được đấu giá lên đến gần 1,5 triệu USD
"Quantum" được xem như là tác phẩm nghệ thuật được sáng tác bằng kỹ thuật số đầu tiên được đấy giá công khai với giá trị lên đến 1,47 triệu USD và tác phẩm này được bảo mật bằng chính công nghệ đã tạo ra nó - Blockchain khiến nó không thể bị sao chép dù là dưới bất kỳ dạng nào.
- Chiêm ngưỡng tác phẩm đoạt giải nhất của Việt Nam cùng 30 tác phẩm đạt giải cao trong cuộc thi ảnh Nature Conservancy
- Ý tưởng Robot xuất phát đầu tiên từ trong một tác phẩm kịch tại Séc
- Netflix từ chối yêu cầu làm rõ phim truyền hình về Hoàng gia Anh "The Crown" là tác phẩm hư cấu
Sản phẩm còn lạ lẫm với khá nhiều người nhưng các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật kỹ thuật số độc quyền - "non-fungible token" (NFT) - đang trở thành những sản phẩm được ưa thích sưu tầm trên nhiều thị trường khác nhau.
Trong phiên đấu giá do nhà Sotheby's (có trụ sở tại New York - Mỹ) tổ chức ngày 10/6, NFT đầu tiên trên thế giới đã được bán với giá 1,47 triệu USD. Tác phẩm mang tên "Quantum" của nghệ sĩ người Mỹ Kevin McCoy là một hình ảnh động có hình bát giác.
"Quantum" là tác phẩm nghệ thuật do Nghệ sĩ Kevin McCoy sáng tạo trên nền tảng NFT bảo mật bằng công nghệ Blockchain nên được xem là tác phẩm kỹ thuật số duy nhất và không thể bị sao chép.
Nghệ sĩ Kevin McCoy đã tạo ra "Quantum" bằng cách mã hóa nguồn gốc thành một tác phẩm kỹ thuật số gốc sử dụng công nghệ blockchain. Tác phẩm này đã được công nhận quyền sở hữu về sáng tạo nghệ thuật số độc quyền vào tháng 5/2014 - 3 năm trước khi thuật ngữ NFT ra đời.
NFT là tên gọi tắt của một sản phẩm kỹ thuật số như bức tranh, bức ảnh, những hình ảnh động hay một bản nhạc hoặc video, được chứng thực dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) - công nghệ đã tạo nên tiền điện tử.
Bên cạnh đó NFT còn là loại tài sản mang tính độc nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm giả. Các NFT có giá trị sở hữu được ghi nhận, đảm bảo tính sở hữu và nguyên gốc của tác phẩm, khác với hầu hết những tác phẩm khác có thể được chia sẻ rộng rãi trên internet và dễ dàng sao chép.
Việc trao đổi các NFT đang được thực hiện với tiền điện tử bitcoin trên các trang web đặc biệt, với giá trị giao dịch lên tới vài trăm triệu USD/tháng.
Cũng tại phiên đấu giá nói trên, CryptoPunk 7523 đã trở thành tác phẩm NFT đắt giá thứ hai trong lịch sử, khi được mua lại với giá 11,7 triệu USD.
CryptoPunk 7523 là một sản phẩm của công ty Larva Labs (Mỹ). Tác phẩm thể hiện hình ảnh một khuôn mặt người được "pixel hóa" - gợi nhớ đến các nhân vật trò chơi điện tử trong thập niên 80 của thế kỷ trước.
Ở thời điểm hiện tại, tác phẩm NFT đắt giá nhất trong lịch sử đấu giá là bức tranh ghép kỹ thuật số "Everydays: The First 5.000 Days" của nghệ sĩ Beeple (người Mỹ). Bức tranh đạt mức giá kỷ lục 69,3 triệu USD tại một phiên đấu giá của Christie's hồi tháng 3 vừa qua.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận