Tại sao một số nền văn hóa yêu cầu phụ nữ đeo mạng che mặt?
Che giấu mặt có ý nghĩa rất khác biệt ở những nền văn hóa khác nhau đến nỗi có thể khó có thể nói ra ý nghĩa và mục đích thực sự của nó. Một số người cho rằng việc che mặt mang ý nghĩa tiêu cực, đối với những người khác, mạng che mặt là một dấu hiệu của sự khiêm tốn và lòng hiếu nghĩa cũng như một huy hiệu của danh dự.
- Chùa Som Rong (Sóc Trăng) mang đậm văn hóa của người Khmer
- Hà Nội: Nét văn hóa độc đáo ở ngôi làng có tục thờ chó đá 400 năm
- Phát hiện mới của nền văn hóa Pompeii cổ đại
Lịch sử của chiếc mạng che mặt
Burqa hay Chadri tại Trung Á là loại áo choàng che kín khuôn mặt. Hijab là loại khăn trùm che mặt và cổ không đi kèm với áo choàng, tương tự là Niqab, một tấm mạng che đi kèm với mũ chỉ để hở mắt của người mặc.
Lịch sử của chiếc mạng che mặt lâu đời đến mức không thể biết nó bắt đầu từ khi nào hoặc ở đâu. Mặc dù phụ nữ Hồi giáo có liên quan đến việc che mặt, nhưng tục lệ này đã bắt đầu trước khi Hồi giáo trỗi dậy.
Có ghi chép về việc che mặt trong xã hội Assyria, từ năm 1200 trước Công nguyên. Có khả năng tấm màn che bắt đầu như một dấu hiệu của đặc quyền.
Những phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu không phải làm việc ngoài nhà đã đeo mạng che mặt để phân biệt với những người bị bắt làm nô lệ, nông dân và những phụ nữ khác được coi là có địa vị thấp hơn.
Tại sao những người phụ nữ lại đeo nó ?
Các học giả Hồi giáo nhìn chung đồng ý rằng phụ nữ nên che mặt và tay hoàn toàn để thể hiện sự chung thủy cũng như một dấu hiệu của lòng mộ đạo. Tuy nhiên, có nhiều cuộc tranh luận về cách ăn mặc thích hợp cho phụ nữ vì một số người tin rằng bàn tay và khuôn mặt thông thường phải xuất hiện trong quá trình một người phụ nữ đi lại và không cần phải che kín.
Những người phụ nữ có lòng mộ đạo Hồi giải thích rằng việc họ đeo chúng là tuân theo mệnh lệnh của các vị thần. Một số tuân theo vì sợ những thành phần Hồi giáo cực đoan.
Nhiều phụ nữ cũng nói rằng burqa hoàn toàn không phải là một công cụ để khuất phục, mà là một phương tiện để bình đẳng. Lí giải cho điều này, họ sẽ không bị đánh giá dựa trên vẻ bề ngoài và họ được giải phóng khỏi những đối tượng mà họ không muốn tiếp xúc.
Một lý do khác khiến phụ nữ nói rằng họ tiếp tục đeo mạng che mặt là vì mục đích nhận dạng nhóm. Đó là huy hiệu của danh dự, sự đoàn kết và niềm tự hào dân tộc trong thế giới hiện nay. Vậy, các lệnh cấm che kín mặt là chính đáng, hay chúng là hành vi phạm quyền tự do tín ngưỡng?
Nhiều tranh luận quang các lệnh cấm Burqa
Một số người cho rằng lệnh cấm này là cực đoan và vi phạm quyền tự do tôn giáo. Họ cũng kết luận rằng lệnh cấm burqa làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử và đàn áp người Hồi giáo, có khả năng kích động quá trình cực đoan hóa của người Hồi giáo.
Những người ủng hộ chống Burqa nêu lí do rằng hành động này vi phạm quyền bình đẳng, coi việc đeo mạng che là sự phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ. Cũng như những người mang burqa cũng phải đối mặt với sự quấy rối chống người ngoại bang và chống Hồi giáo.
Các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS sử dụng khăn che mặt như một công cụ che dấu danh tính và vũ khí. Tạo ra tư tưởng những chiếc khăn che là biểu tượng của các cuộc tấn công khủng bố, đặc biệt sau sự kiện ngày 11/9.
Một số quốc gia Châu Âu đang yêu cầu ra lệnh cấm trang phục che kín mặt. Tuy nhiên, lệnh cấm dự kiến chỉ áp dụng tại các địa điểm giao thông công cộng, cơ sở giáo dục, y tế và cơ quan chính phủ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận