Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở Trung Quốc còn được thúc đẩy bởi tỉ lệ dân số già
Theo Báo SCMP, một số nhà nhân khẩu học tin rằng dân số Trung Quốc đạt đỉnh vào năm ngoái. Báo cáo về "Triển vọng dân số thế giới 2022" của Liên Hiệp Quốc công bố vài tuần trước dự báo dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm vào năm 2023.
- Bí quyết cân bằng công việc và cuộc sống của những công dân số thời đại 4.0
- CSDL Quốc gia - Nền tảng phát triển "công dân số" chính thức vận hành
- Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức tập huấn về mật mã dân sự
Theo số liệu của báo SCMP, số trẻ sinh ra ở Hà Nam, tỉnh đông dân thứ ba của Trung Quốc, giảm 9,5% trong 6 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm ngoái.
Thành phố Đức Châu ở Sơn Đông, tỉnh đông dân thứ hai của Trung Quốc, có thêm 15.323 trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu năm, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, dựa theo dữ liệu do nhà chức trách địa phương công bố.
Số trẻ sơ sinh ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, trong 6 tháng đầu năm nay cũng giảm 3,3% so với cùng kỳ. Dữ liệu chính thức cho thấy dân số Trung Quốc tăng thêm 480.000 người, lên 1,4 tỉ người vào năm ngoái, giảm từ mức tăng 2,04 triệu vào năm 2020. Các bà mẹ Trung Quốc chỉ sinh 10,62 triệu trẻ em vào năm 2021, giảm 11,5% so với năm 2020.
Về mặt thống kê, một vài số liệu chỉ ra một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang hình thành ở nền kinh tế số hai thế giới. Về mặt xã hội, có hiện tượng các cặp vợ chồng trẻ ở Trung Quốc ngày càng ít muốn sinh con, đặc biệt là khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến đời sống quá nhiều, nhất là khía cạnh tài chính.
Theo đó, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm sau, trước 4 năm so với ước tính trước đó của các cơ quan toàn cầu.
Dựa trên báo cáo của Liên Hiệp Quốc, nhà nhân khẩu học độc lập He Yafu ước tính vào năm 2100, dân số Trung Quốc giảm xuống còn 770 triệu người, bằng một nửa Ấn Độ. Dân số châu Phi sẽ tăng gần gấp 3 lần, lên 3,92 tỉ người, gấp 5 lần so với Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở Trung Quốc còn được thúc đẩy bởi tỉ lệ dân số già. Vào cuối năm ngoái, Trung Quốc có khoảng 267 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 18,9% tổng dân số.
Theo Yuan Xin, phó chủ tịch Hiệp hội Dân số Trung Quốc và là giáo sư nhân khẩu học tại Đại học Nankai tại Thiên Tân, vào năm 2024, hơn 1/5 dân số nước này sẽ trên 60 tuổi. Trong thập kỷ tới, trung bình hơn 20 triệu người sẽ nghỉ hưu mỗi năm, gây áp lực cho nguồn lương hưu của đất nước, theo Tân Hoa xã.
Yang Wenzhuang, người đứng đầu các vấn đề dân số và gia đình tại Ủy ban Y tế quốc gia, cho biết các nhà chức trách Trung Quốc công nhận dân số sẽ bắt đầu giảm vào năm 2025.
Yang kêu gọi các chính sách hiệu quả hơn để khuyến khích sinh đẻ, chẳng hạn như dịch vụ chăm trẻ với giá cả phải chăng và nghỉ phép nhiều hơn cho cha mẹ, cũng như hệ thống bảo hiểm y tế tốt hơn đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ em, bao gồm cả công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận