Chụp cộng hưởng từ là gì và phân loại các máy chụp cắt lớp tốt nhất
Chụp cộng hưởng từ (hay MRI - Magnetic Resonance Imaging) là một phương pháp thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan. Từ hình ảnh thu được, bác sĩ có thể chuẩn đoán được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, có thể phát hiện sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm cũng như theo dõi quá trình điều trị.
- Máy tạo Oxy cá nhân chuẩn y tế chuyên gia khuyên dùng
- Cải thiện tình trạng suy tim bằng máy tạo nhịp tim sinh học
- Robot diệt virus bằng tia cực tím
Chụp cộng hưởng từ, gọi đầy đủ là "chụp cộng hưởng từ hạt nhân" bắt đầu được dùng để chẩn đoán bệnh từ năm 1982. Hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân lần đầu được 2 nhà khoa học Bloch và Purcell phát hiện năm 1952.
Sự khác nhau cơ bản giữa chụp cộng hưởng từ và chụp X quang là năng lượng dùng trong chụp X quang là năng lượng phóng xạ tia X còn trong chụp cộng hưởng từ là năng lượng vô tuyến điện.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ diễn ra trong một từ trường mạnh. Các nguyên tử cấu thành từ proton, electron và neutron; thứ liên tục quay quanh trục của chúng và bản thân để tạo ra các mômen từ.
Trong điều kiện thường, các mômen này tự triệt tiêu nhau, tuy vậy khi được đặt trong một từ trường mạnh, mômen từ định hướng phân tán sẽ sắp xếp lại thành định hướng song song và đối song song, phóng thích năng lượng dưới dạng tín hiệu tần số vô tuyến. Cường độ tín hiệu phát ra sẽ được ghi lại và được thể hiện trên một thang màu từ trắng đến đen.
Máy chụp cắt lớp vi tính MSCT sử dụng tia X để thu hình ảnh các bộ phận trong cơ thể (ảnh minh họa).
Máy chụp cộng hưởng từ tốt nhất hiện nay là Máy chụp CT 640 lát, TSX – 301C do Toshiba sản xuất, tuy vậy nó chưa được phổ cập tại các bệnh viện của Việt Nam. Thay vào đó, các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh tốt nhất là: máy chụp cộng hưởng từ 3.0 (CT 3.0); máy chụp cắt lớp vi tính (MSCT) 128 dãy, 256 dãy; và máy chụp mạch số hóa xóa nền.
Máy chụp cắt lớp MSCT đa dãy thể hiện được nhiều lớp cắt vi tính, và có thể chụp nhiều cơ quan hơn trước đây. Máy chụp siêu nhạy có thể chụp toàn bộ trái tim trong một nhịp tim, việc gần như là không thể với các máy trước đây, thậm chí cả những bức ảnh ở mức độ phân tử hoặc tế bào. Với khả năng này, máy có thể phát hiện các tổn thương nhỏ dưới 3mm, hỗ trợ phát hiện ung thư sớm cũng như các bệnh về tim,... Đặc biệt máy có liều chiếu xạ giảm 80% so với trước đây, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm xạ.
Máy chụp cộng hưởng từ 3.0 được sản xuất bởi Tesla với khả năng tái hiện các mạch máu một cách chuẩn xác.
Máy chụp cộng hưởng từ 3.0 cho các hình ảnh rõ nét, hỗ trợ can thiệp lấy cục máu đông dễ dàng cho các bệnh nhân tắc mạch não, đột quỵ. Máy có thể trực tiếp tái tạo mạch máu 3 chiều đồng thời cho phép tầm soát, chẩn đoán và phát hiện sớm các khối u cũng như viêm nhiễm. Hình ảnh chụp được cho thấy rõ ràng từng sợi cơ, dây thần kinh và thậm chí giúp phân biệt được các bộ phận còn hoạt động và bộ phận mất chức năng.
Máy chụp mạch số hóa xóa nền áp dụng kỹ thuật hình ảnh sử dụng chất cản quang có i-ốt để xóa nền, từ đó cho thấy rõ toàn bộ cấu trúc của hệ thống mạch máu não bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Qua đó, cho phép phát hiện và đánh giá quá trình tuần hoàn máu trong não.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận