Đổi mới trong chăm sóc sức khỏe: Thách thức và vai trò của chuyển đổi số
Chủ đề chuyển đổi số luôn là ưu tiên chiến lược cốt lõi cho tất cả những người tham gia công tác chăm sóc sức khỏe trong việc chứng minh tầm quan trọng của việc chẩn đoán, điều trị dựa trên dữ liệu kết quả khám chữa bệnh từ trước.
- Y tế số 4.0 tạo hệ thống xuyên suốt từ trung ương đến địa phương phòng chống COVID-19
- CES 2020 tạo bước đột phá trong chăm sóc sức khoẻ với sản phẩm y tế thông minh
- Lễ ký chương trình phối hợp truyền thông chuyển đổi số y tế
Ngày nay, chúng ta cũng đang chứng kiến quá trình số hóa trong quản lý thuốc men, thiết bị, dịch vụ và cả mô hình vận hành hệ thống y tế đang làm cho tiếp cận các dịch vụ y tế trở nên dễ dàng hơn thay vì mô hình truyền thống sử dụng con người.
Việc áp dụng các công nghệ này đang được triển khai trong các chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe, ví dụ như Kế hoạch chuyển đổi số quốc gia 2020 tại Ả Rập Saudi hay tại Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh dựa trên công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, việc triển khai những công nghệ đó dẫn đến một loạt thách thức khác - quyền riêng tư và an toàn mạng về dữ liệu của từng cá nhân, và thậm chí là khả năng chọn lọc và xử lý khối lượng dữ liệu lớn (ở mức độ cá nhân và toàn bộ dân số).
Internet of Medical Things - Thúc đẩy đổi mới dịch vụ chăm sóc y tế mọi lúc, mọi nơi
Internet of Medical Things (IoMT) là một thuật ngữ mô tả tất cả các thiết bị y tế được kết nối với hệ thống máy tính của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua Internet.
Các thiết bị trong IoMT bao gồm thiết bị đeo, theo dõi bệnh nhân từ xa, giường bệnh viện kích hoạt cảm biến và bơm tiêm truyền, hệ thống theo dõi thuốc, cung cấp y tế và theo dõi kiểm kê thiết bị.
IoMT hỗ trợ phát triển cách thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cho phép thu thập và chia sẻ thông tin y tế với các bác sỹ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cho phép họ can thiệp khi cần thiết một cách chủ động, cho phép họ phản ứng nhanh với các vấn đề khi chúng xảy ra, thay vì chờ bệnh nhân đến bác sĩ.
Bốn hình thức ứng dụng do IoMT được kể đến, bao gồm:
Các thiết bị gắn trên cơ thể (On-body devices hay Wearable): bao gồm các thiết bị đeo tay của người tiêu dùng như quần áo thông minh, các thiết bị đeo tay theo dõi tình trạng vận động, thiết bị đeo tay y tế và thiết bị cấy ghép thông minh có thể truyền dữ liệu đến máy chủ đã có mặt trên thị trường.
Ngay cả các nhà sản xuất thiết bị đeo tay thông thường cũng đang phát triển các tính năng cấp y tế cho các sản phẩm của họ. Ví dụ gần đây nhất là Đồng hồ thế hệ 4 của Apple (Apple Series 4 Watch) để theo dõi điện tâm đồ (ECG) đã được Cục quản lý thực phẩm & dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận.
Thiết bị tại nhà (In-home devices bao gồm cả Smarthome): Tương tự như thiết bị gắn trên cơ thể, các thiết bị y tế kết nối Internet và chẩn đoán thông minh có thể hỗ trợ các dịch vụ theo dõi sức khỏe từ xa cũng được sử dụng tại nhà cho bệnh nhân - chẳng hạn như thiết bị khám tại nhà TytoCare cho tai, họng, tim, phổi, bụng, da, nhịp tim và nhiệt độ.
Hay là, Inui Health cung cấp xét nghiệm nước tiểu tại nhà bằng ứng dụng điện thoại thông minh để phân tích màu sắc, để kiểm tra thận và sức khỏe nói chung và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Thiết bị trong phòng khám (In- Hospital devices): Các bác sĩ điều trị sử dụng các thiết bị lâm sàng thông minh, số hóa như ống nghe kỹ thuật số, công nghệ nhận diện tần số âm thanh RFID (Radio Frequency Identification), đèn hiệu hoặc định vị GPS để hỗ trợ bệnh.
Các thiết bị trong phòng khám cũng được nhắc đến với hệ thống quản lý bệnh viên thông minh với các chức năng quản lý hành chính, quản lý hồ sơ bệnh án điện tử,…
Thiết bị ngoài cộng đồng (In-Community): gắn liền với phát triển các thành phố thông minh, chẳng hạn những chiếc xe thông minh có thể theo dõi sinh tồn của hành khách trong quá trình vận chuyển, và có thể hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp.
Hay gần đây nhất là thiết bị Distancer giúp cảnh báo khoảng cách an toàn trong đại dịch COVID-19 được phát triển bởi nhà sản xuất thiết bị điện tử Phytec của Đức, các ứng dụng điện thoại thông minh truy vết nguồn tiếp xúc COVID-19 của các nhà sản xuất phần mềm smartphone hàng đầu là Google và Apple.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăm sóc sức khỏe.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ tại các nước phát triển và được các công ty phần mềm không ngừng phát triển với nhiều sản phẩm được giới thiệu trên thị trường, từ các ứng dụng giúp tự giữ gìn sức khoẻ cho đến các ứng dụng tại các cơ sở y tế trong chẩn đoán, ra quyết định, điều trị, cho đến các sản phẩm chăm sóc cuối đời, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Hỗ trợ chẩn đoán bệnh: Phân tích các cuộc kiểm tra, quét CT, nhập dữ liệu, và các nhiệm vụ khác có thể được thực hiện nhanh hơn và chính xác hơn bởi robot. Tim mạch và X quang là hai lĩnh vực mà số lượng dữ liệu phân tích vô cùng lớn và chiếm khá nhiều thời gian.
Trong tương lai các chuyên gia về tim mạch hay X quang sẽ được giảm thiểu một lượng lớn công việc, họ chỉ cần tập trung vào các trường hợp phức tạp nhất khi mà robot có thể chưa đủ sự linh hoạt để giải quyết, sự giám sát và phân tích của con người thực sự hữu ích.
Chẩn đoán hình ảnh: Theo các bước trong quy trình làm việc, từ việc ra y lệnh chẩn đoán hình ảnh của bác sĩ, đến việc thu nhận hình ảnh được chụp bằng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, lựa chọn hình ảnh do bác sĩ X quang xem xét, tới việc phân tích, diễn giải, ra quyết định các bước tiếp theo và báo cáo - tất cả đều có thể thực hiện bởi AI ở các hình thức khác nhau giúp giảm thiểu sự tham gia của y bác sỹ, đồng thời giúp phân bổ nhân lực y bác sỹ ở những trường hợp cần thiết hơn.
Ngoài ra còn có các ứng dụng tiền lâm sàng trong nghiên cứu sử dụng chẩn đoán hình ảnh như xác định chỉ số sinh học qua hình ảnh trong chụp X quang chẳng hạn.
Trong những ngày gần đây, với tài trợ của Tập đoàn Vingroup, VinDr - phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào chẩn đoán hình ảnh y tế đã được thử nghiệm, bước đầu với chẩn đoán ung thư vú trên ảnh X-quang tuyến vú đã được thử nghiệm.
Các thiết bị và ứng dụng tiếp xúc với bệnh nhân: Khách hàng hoặc bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp các thiết bị y tế và sử dụng ứng dụng theo dõi sức khỏe di động (mHealth) cũng được trang bị AI để theo dõi bệnh nhân một cách trực quan, bệnh nhân tự chăm sóc và được quản lý an toàn.
Blockchain Quy tắc mới đáng tin cậy cho quy trình chăm sóc y tế kỹ thuật số
Trong khi lĩnh vực chăm sóc y tế đang phải đấu tranh để tìm ra sự cân bằng giữa rủi ro và thành tựu của việc áp dụng công nghệ số, công nghệ Blockchain là một ứng dụng tiềm năng đưa ra giải pháp kịp thời để giảm thiểu một số rủi ro đó.
Trao đổi dữ liệu sức khỏe và khả năng tương tác: Các Blockchain được thiết kế thành một hệ thống phi tập trung có khả năng ghi chép và bảo vệ các tệp tin thông qua việc sử dụng mật mã học (Cryptography). Người ta có thể tạo ra các cơ sở dữ liệu không thể sửa đổi để lưu trữ các thông tin y tế quan trọng.
Ngoài ra, cấu trúc mạng ngang hàng Peer-to-Peer (P2P) còn cho phép các bản sao về dữ liệu bệnh nhân được đồng bộ hoàn toàn với nhau ngay cả khi có những bản cập nhật mới.
Các đặc tính độc đáo của công nghệ Blockchain cung cấp một quy trình bất biến và đáng tin cậy với "một nguồn sự thật duy nhất", để bảo đảm tính toàn vẹn về trao đổi dữ liệu sức khỏe, giảm thiểu các mối đe dọa an ninh mạng và tăng cường các ứng dụng quản trị dữ liệu y tế.
Sự gian lận, lãng phí và lạm dụng trong chăm sóc y tế: Ước tính khoảng 455 tỷ đô la chi tiêu y tế toàn cầu bị mất hàng năm do gian lận, lãng phí và lạm dụng. Các hệ thống y tế trên nền tảng Blockchain có thể cung cấp các giải pháp thực tế để giảm thiểu thanh toán y tế có dấu hiệu gian lận.
Bằng cách tự động hóa phần lớn các hoạt động xử lý khiếu nại và xử lý thanh toán, hệ thống Blockchain có thể giúp loại bỏ sự cần thiết của các đại lý trung gian và giảm chi phí hành chính và thời gian chờ đợi cho các nhà cung cấp và khách hàng.
Y học chính xác và nghiên cứu sức khỏe dân cư: Công nghệ Blockchain với cơ sở hạ tầng bảo mật ở khắp mọi nơi để trao đổi dữ liệu y tế liên tục hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự hợp tác chưa từng có giữa những người tham gia và các nhà nghiên cứu về sự đổi mới trong nghiên cứu y tế ví dụ như y học chính xác (hay y học cá nhân hóa) và quản lý sức khỏe dân cư.
Hơn nữa, quy trình kỹ thuật số đáng tin cậy của công nghệ Blockchain sẽ thúc đẩy các nghiên cứu nói chung và các mô hình có lợi để chia sẻ dữ liệu và các mô hình nghiên cứu dựa vào cộng đồng.
Harold Thimbleby đã viết trên Tạp chí Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng năm 2013 rằng: "tương lai của chăm sóc sức khỏe là liên quan đến bệnh nhân (hoặc giúp ngăn chặn mọi người trở thành bệnh nhân), nhưng bệnh nhân không phải là nhân tố chính trong ngành chăm sóc sức khỏe… Đổi mới sẽ giúp bệnh nhân hay sẽ chỉ là một phần để giúp theo dõi các bác sĩ lâm sàng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe".
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận