Những điều cần biết trước và sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
Theo thông báo của Bộ Y tế, các địa phương đang khẩn trương thực hiện tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cùng với đó lừ những lưu ý khi tiêm chủng vắc xin COVID-19.
- "Hộ chiếu vaccine" - Hướng tới mục tiêu kép trong phát triển nền kinh tế
- AI sẽ giúp vaccine bắt kịp các biến thể của virus SARS-CoV-2
- Bộ trưởng Y tế: Tiêm vaccine không thể đảm bảo phòng COVID-19 được 100%
Theo Bộ Y tế, đến nay 23/4 đã có 25 tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tiêm chủng vắc xin COVID-19, tổng số người được tiêm tại Việt Nam lên 128.610.
Đây là vắc xin mới, chưa có nhiều dữ liệu về phản ứng sau tiêm. Do đó, các điểm tiêm chủng cần đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện an toàn tiêm chủng, bao gồm thực hành tiêm và theo dõi, xử trí kịp thời các phản ứng bất lợi sau tiêm.
Dưới đây là Khuyến cáo những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế và UNICEF phối hợp thực hiện.
Tiêm chủng vắc xin COVID-19 (Dành cho người đi tiêm chủng)
Theo Bộ Y tế: Quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm chủng vắc-xin COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc-xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm; các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận