Tấn công mạng gia tăng vào các cơ sở y tế trên toàn thế giới giữa căng thẳng COVID-19
Trong Công ty công nghệ Checkpoint Technologies của Israel cho biết các hoạt động tấn công mạng vào các cơ sở y tế trên thế giới đang ngày càng gia tăng lên đến 45% so với tháng 11/2020 chủ yếu bằng mã độc tống tiền Ryuk gây nguy hiểm cho bệnh nhân trước diễn biến dịch COVID-19 ngày một diễn biến khó lường.
- Cơ sở y tế Mỹ - Mục tiêu tấn công "ưa thích" của các tin tặc trong thời gian gần đây
- Bùng nổ tấn công mạng vào hệ thống làm việc online mùa COVID-19
- Kaspersky: Gần 60% yêu cầu xử lý sự cố được gửi đi khi tấn công mạng đã hoàn tất
Công ty công nghệ Checkpoint Technologies vừa có báo cáo cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành, đã xuất hiện một làn sóng tin tặc tấn công nhằm vào hệ thống máy chủ của các cơ quan y tế và các bệnh viện trên khắp thế giới.
Theo báo cáo của Checkpoint cho biết các cuộc tấn công chủ yếu sử dụng mã độc tống tiền Ryuk - một hình thức chiếm quyền máy tính hoặc hệ thống và đưa ra các yêu cầu đòi tiền chuộc.
Tấn công mạng ngày càng manh động có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người giữa căng thẳng của dịch COVID-19.
Các virus tống tiền thường xâm nhập qua một đường link ẩn trong các thư điện tử, tin nhắn hoặc trang web nào đó. Làn sóng tấn công này bắt đầu từ cuối tháng 10/2020 và gia tăng mạnh mẽ trong 2 tháng gần đây.
Cụ thể, từ đầu tháng 11/2020, số lượng các vụ tấn công nhằm vào các cơ sở y tế trên toàn thế giới tăng tới 45%, cao gấp 2 lần so với mức tăng của các vụ tin tặc trên mọi lĩnh vực trong cùng thời gian.
Tin tặc sử dụng tất cả các hình thức tấn công cơ bản, từ mã độc tống tiền, botnet (xâm nhập vào máy tính, nằm đợi lệnh tấn công), tới hình thức cổ điển DdoS (ngăn chặn sử dụng tài nguyên máy tính).
Tuy nhiên, số vụ tấn công dùng mã độc tống tiền tăng mạnh nhất và chủ yếu nhằm vào các bệnh viện. Việc này có thể gây hậu quả rất lớn, bởi gián đoạn hoạt động máy tính có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
Đây chính là chủ ý của giới tin tặc. Chúng cho rằng trong những tình huống như vậy, các cơ sở y tế có thể dễ dàng trả tiền chuộc nhanh hơn. Rất có thể, các yêu cầu này của chúng đã được đáp ứng trên thực tế, dẫn đến tình trạng gia tăng như trên.
Theo báo cáo của Checkpoint, các nước Trung Âu đứng đầu danh sách nạn nhân của các vụ tấn công, tăng tới 145% trong tháng 11/2020; tiếp đến là khu vực Đông Á với mức tăng 137%. Số vụ ở Mỹ Latinh, châu Âu và Bắc Mỹ tăng lần lượt ở các mức 112%, 67% và 37%.
Trước đó ngày 10/1, Ngân hàng trung ương New Zealand thông báo một trong những hệ thống dữ liệu chứa "những thông tin nhạy cảm" của ngân hàng đã bị xâm nhập.
Thống đốc Ngân hàng dự trữ New Zeland Adrian Orr cho biết vụ việc hiện đã được ngăn chặn và hệ thống trên cũng đã ngắt kết nối mạng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn đang xác định các thông tin có thể đã bị rò rỉ.
Theo Thống đốc Orr, ngân hàng đang phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia an ninh mạng và những cơ quan chức năng liên quan để tiến hành điều tra và có hướng xử lý phù hợp.
Quan chức này nêu rõ dù quá trình đánh giá quy mô và tính chất của thông tin bị rò rỉ vẫn chưa cho kết luận, nhưng có thể có những thông tin kinh doanh và cá nhân nhạy cảm đã bị rò rỉ. Hiện ngân hàng cũng đã liên hệ và làm việc với những người dùng của hệ thống về sự cố này.
Báo cáo mới nhất của Cơ quan an ninh mạng Chính phủ New Zealand CERT cho thấy số lượng các vụ tấn công mạng ở nước này tăng 33% trong một năm. Tháng 8/2020, sàn giao dịch chứng khoán nước này cũng đã bị tấn công mạng khiến các hoạt động giao dịch bị gián đoạn trong 4 ngày liên tiếp.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận