Đề án tái cơ cấu các ngân hàng “0 đồng”
Năm 2020 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020. Đây cũng là hạn cuối cùng để Chính phủ thông qua đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém được Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng từ năm 2015.
- "Nóng" cuộc đua cán đích Basel II của hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Nam Á Bank "cán đích" Basel II ngay trước thời hạn theo yêu cầu của NHNN
- "Ngành ngân hàng sẽ có sứ mạng đi đầu về chuyển đổi số"
Năm 2019 đi qua với nhiều thông tin tích cực trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhiều ngân hàng báo lãi lớn với những con số kỷ lục lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng như BIDV báo lãi 10.800 tỷ đồng; Vietcombank báo lãi 23.155 tỷ đồng; Agribank 11 tháng báo lãi 11.000 tỷ đồng; Vietinbank cũng báo lãi 11.500 tỷ đồng lợi nhuận riêng lẻ...
Ngày 30/12/2019, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã báo cáo tóm tắt một số nội dung chính của dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 (Nghị quyết 01/NQ-CP).
Ảnh minh họa
Theo đó, một vấn đề trọng tâm được Phó Thủ tướng nêu ra là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn.
Trong đó, hoàn thiện và phê duyệt phương án xử lý ngân hàng mua bắt buộc; ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) đối với hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo chia sẻ của lãnh đạo một ngân hàng thương mại, để tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng sẽ phải dựa chủ yếu vào các đối tác nước ngoài để có nguồn tài chính mạnh. Đây là một phương án khả thi, tuy nhiên nó cũng còn phụ thuộc vào cơ chế, chính sách từ phía nhà nước có thể cấp cho nhà đầu tư. Ngoài về giới hạn tỷ lệ sở hữu, theo vị này thì còn các cơ chế khác như tăng trưởng tín dụng "riêng", phát triển mạng lưới và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Từ phía các ngân hàng bị mua lại bắt buộc, theo chia sẻ của nhân viên thuộc khối này thì từ thời điểm bị NHNN mua lại đến nay (5 năm) họ chỉ được hưởng mức lương tối thiểu trong hệ thống và không có thưởng. Đi qua 4 cái tết Nguyên đán cùng nhau họ chỉ có thể động viên nhau bằng tinh thần và sẽ tiếp tục đón tết Nguyên đán năm nay theo "thông lệ". Bản thân các nhân viên gắn bó lâu năm với ngân hàng đều đã ở độ tuổi ngoài 40.
Thực tế rất khó để họ dứt áo ra đi và tìm một công việc mới khi trươc đó, vào thời điểm khó khăn nhất là bị mua lại bắt buộc họ cũng đã quyết tâm ở lại. Theo chia sẻ, điều mà những nhân viên này mong muốn nhất hiện nay là sớm có "cái kết cuối cùng" cho số phận của ngân hàng để họ "yên vui" làm việc.
Mục tiêu trong năm 2020 phải hoàn thiện và phê duyệt phương án xử lý ngân hàng mua bắt buộc không chỉ là mong muốn từ phía Chính phủ, mà còn là tâm nguyện, hy vọng lớn lao của hàng ngàn nhân sự đang làm việc các ngân hàng này.
Ngân hàng 0 đồng nói về các ngân hàng ở Việt Nam bị âm vốn, không thể tái cơ cấu được và bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng.
Hiên nay các ngân hàng trở thành ngân hàng 0 đồng đều do các nhà lãnh đạo phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 165 Bộ Luật hình sự).
Vào tháng 12 năm 2015, Phó cục trưởng C46 Nguyễn Trọng Long được truyền thông trong nước dẫn lời, theo đó nói số nợ xấu của ba ngân hàng 0 đồng (gồm GPBank, OceanBank và CBBank) và DongA Bank (bị NHNN vào ngày 13/8/2015 ra Quyết định kiểm soát đặc biệt là "khoảng 50 - 70 nghìn tỷ đồng".
Để tránh trường hợp phải tiếp tục dùng nguồn lực nhà nước, tiền thuế người dân để tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, âm vốn, chính quyền trong tương lai có thể cho phép ngân hàng phá sản.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận