Dự thảo Luật BHXH mới sẽ rút ngắn thời gian tham gia của người lao động xuống 10 năm
Để lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng của người lao động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc đối thoại với công nhân tại Bắc Giang, ngày 12/6, trong đó vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động được đề cập đến nhiều.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng tần số vô tuyến điện cho mục đích quốc phòng
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khơi thông các 'điểm nghẽn' thúc đẩy sản xuất kinh doanh
- Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư 2 Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp
Mở đầu buổi đối thoại, công nhân Nguyễn Thị Thúy Hà đến Hợp tác xã mây tre lá Ba Nhất, Bình Thạnh, TP HCM, đã nêu lên trăn trở khi Luật BHXHi quy định thời gian đóng rất dài mới được hưởng lương hưu, trong khi đó nhiều doanh nghiệp lại tìm mọi cách chấm dứt hợp đồng lao động khi công nhân mới 40 - 45 tuổi.
Về vấn đề bảo hiểm, được sự chỉ định của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung đã đại diện giải đáp. Bộ trưởng cho biết, Việt Nam đang có 55 triệu lao động, trong đó khoảng 20 triệu người có giao kết hợp đồng lao động, nhưng chỉ có 16 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, một tỉ lệ được cho là thấp. Nhưng với 15 năm phát triển bảo hiểm, đây vẫn là thành tích đáng kể của Việt Nam.
Trong quý I và II năm 2022, có tình trạng một tỉ lệ nhất định người lao động rút BHXH một lần. Đây là điều không tốt, gây hệ lụy lâu dài cho người lao động khi nghỉ hưu. Vì vậy, theo Bộ trưởng LĐTB&XH, việc đầu tiên là phải nâng cao đời sống, phúc lợi cho công nhân, người lao động, nhất là đối với công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thủ tướng tặng quà công nhân tại Bắc Giang. Ảnh: VGP
Trong khi đó, việc sửa đổi Luật BHXHi do Bộ LĐTB&XH chủ trì hiện đã hoàn tất xong hồ sơ thủ tục với 11 nhóm chính sách cải cách bảo hiểm và năm 2023 sẽ trình Quốc hội xem xét. Trong các nhóm này, Luật sẽ quy định giảm dần thời gian đóng BHXH.
Trước đây, quy định 20 năm đóng bảo hiểm thì nay Dự thảo rút dần xuống 15 năm và tiến tới có thể còn 10 năm, với chủ trương đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ngắn hưởng ngắn trên tinh thần công bằng, chia sẻ.
“Dự thảo cũng tăng thêm sự liên kết giữa các nhóm BHXH với nhau, bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Cùng với đó, sẽ xử lý một vấn đề quan trọng trong bảo hiểm hiện nay là chia sẻ giữa người đóng bảo hiểm nhiều với người đóng ít, người đóng dài, người đóng ngắn mà thời gian qua chưa làm được”, Bộ trưởng LĐTB&XH cho biết thêm.
Bộ trưởng Dung cũng cho biết, Dự thảo có đưa ra cơ chế, chính sách để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm dài hơn. Chẳng hạn, hiện nay Việt Nam đang khuyến khích người lao động theo hộ nghèo là 30%, cận nghèo là 25%, đối tượng bình thường là 10%. Theo thông lệ quốc tế, tỉ lệ này tương ứng là 50%, 20% và 30% và sẽ được áp dụng tại Việt Nam thời gian tới.
“Ngoài ra, Luật sẽ có quy định xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng khó khăn của người công nhân để ép công nhân mua bán, chuyển đổi sổ bảo hiểm qua nhiều hình thức trá hình. Chúng tôi cùng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hướng dẫn các chủ sử dụng lao động và người lao động về vấn đề này. Qua đó, tình trạng rút BHXH một lần hiện đã giảm đi so với quý I/2022”, Bộ trưởng LĐTB&XH thông tin.
Giải đáp thêm về câu hỏi liên quan đến BHXH, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, các cơ chế, chính sách không thể bao phủ hết được các góc cạnh của cuộc sống. Do đó, phải luôn bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để xây dựng và hoàn thiện chính sách.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận