Sớm triển khai tem điện tử nhằm ngăn chặn nhập lậu đường cát
Bộ Tài chính vừa có đề xuất Chính phủ gắn tem điện tử truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo việc kiểm soát đường nhập khẩu, phân biệt giữa đường nhập khẩu và đường sản xuất trong nước, góp phần ngăn chặn tình trạng buôn lậu đường.
- Lô hàng kit test nhanh COVID-19 nhập lậu từ Hàn Quốc trị giá hơn 8 tỉ đồng bị bắt giữ tại Nội Bài
- Bắt giữ hơn 60 nghìn viên thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu
- VNPT Check: Giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp chống hàng giả
Theo nghiên cứu và đề xuất của Bộ Tài chính, tem điện tử sử dụng công nghệ RFID có chứa đựng các thông tin về chủng loại đường; tên/địa chỉ cơ sở sản xuất; nguồn gốc xuất xứ; số tờ khai hải quan; thời điểm nhập khẩu; đồng thời cũng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Đề xuất dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc tránh tình trạng đường buôn lậu (ảnh minh họa).
Đối tượng áp dụng theo đề xuất gồm đường sản xuất trong nước và đường nhập khẩu được đóng gói từ 20kg trở lên. Đường nhập khẩu đã gắn tem điện tử sử dụng công nghệ RFID nếu sau khi thông quan thay đổi quy cách đóng gói hoặc chia thành các gói nhỏ để bán lẻ tại thị trường trong nước đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ tính năng truy xuất nguồn gốc theo mã QR Code.
Việc dán tem đường nhập khẩu do doanh nghiệp tự thực hiện ngay tại khu vực cửa khẩu, dưới sự giám sát của cơ quan hải quan và trước khi thông quan hàng hóa.
Theo Bộ Tài chính, việc sử dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc góp phần minh bạch thông tin, xuất xứ sản phẩm, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần ngăn chặn, hạn chế tình trạng nhập lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu; giúp người tiêu dùng, nhà sản xuất, doanh nghiệp có thể truy xuất thông tin về sản phẩm; cơ quan chức năng cũng dễ dàng kiểm tra, giám sát được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, phục vụ việc kiểm tra/thanh tra trong nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng cơ quan Hải quan đã phát hiện xử lý tới 42 vụ buôn lậu đường lên đến hàng trăm tấn. Nhiều chiêu trò đã được các đối tượng thực hiện để qua mắt các cơ quan chức năng như chuẩn bị sẵn hóa đơn chứng từ, quay vòng hóa đơn để hợp thức hóa các lô hàng buôn lậu đường.
Các đối tượng in sẵn bao bì nhãn mác chữ Việt Nam đem sang nước bạn đóng hàng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý. Đại diện Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết đường nhập lậu đang bán giá rẻ hơn so với đường trong nước từ 2.000 - 3.000 đồng/kg, lại không phải đóng thuế, khiến đường trong nước không cạnh tranh được, gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận