Thuế điện tử - Nhiệm vụ minh bạch hoá xây dựng môi trường đầu tư
Thuế điện tử sẽ là mục tiêu của ngành Tài chính trong giai đoạn 10 năm tới để đảm bảo tính minh bạch cũng như tạo thuận lợi cho người nộp thuế qua đó sẽ thúc đẩy quá trình cải thiện môi trường kinh doanh thu hút đầu tư đến với Việt Nam.
- Thúc đẩy cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử cho cá nhân
- Nâng cấp ứng dụng thuế điện tử tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
- Cá nhân "dễ thở" hơn khi được phép quyết toán thuế điện tử
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, ngành thuế sẽ tập trung cùng Bộ Tài chính và cả nước tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh... phấn đấu đến năm 2030 môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu (theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới).
Lãnh đạo Tổng cục Thuế thông tin thêm, Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 hướng đến 2 mục tiêu đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng ngành thuế hiện đại, tập trung, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thuế điện tử sẽ là nhiệm vụ quan trong để minh bạch hoá ngành thuế cũng như chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Để đạt được 2 mục tiêu này, việc cải cách phải đảm bảo tính ổn định, bền vững về quy mô nguồn lực, có mức động viên hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần thiết lập môi trường kinh tế cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.
Cụ thể, tập trung triển khai thành 2 giai đoạn gồm giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030, đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu đề ra, tạo tiền đề để ngành thuế triển khai thắng lợi toàn bộ Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, đổi mới đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, đảm bảo tính ổn định, bền vững của quy mô nguồn lực; có mức động viên hợp lý các nguồn lực cho ngân sách Nhà nước góp phần thiết lập môi trường kinh tế cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, xây dựng ngành thuế hiện đại, tập trung, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đồng thời dựa trên nền tảng thuế điện tử.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.
"Ngành thuế sẽ tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng nhanh nền hành chính hiện đại, dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp", Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận