Tổng cục Đường bộ kiên quyết buộc các hãng vận tải lắp camra giám sát hành trình
Hiệp hội Vận Tải ô tô Việt Nam đã đưa ra kiến nghị tạm dừng áp dụng quy định phạt vi phạm các hãng vận tải chậm triển khai lắp camera giám sát hành trình để trợ giúp các doanh nghiệp vượt qua tác động của dịch COVID-19 tuy nhiên đã không nhận được sự tán thành của Tổng cục Đường bộ.
- Bộ Công an đề xuất bắt buộc lắp camera lùi trên ô tô
- Yêu cầu lắp camera để tăng cường giám sát đào tạo và sát hạch GPLX
- Tổng cục Đường bộ ấn định "hạn chót" cho nhà xe vận tải hành khách lắp camera giám sát hành trình
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa cho biết sẽ không lùi thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với việc lắp camera theo quy định của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Đây là nội dung văn bản trả lời của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với đề nghị lùi thời hạn lắp camera trên xe kinh doanh vận tải của Hiệp Hội Vận tải ô tô Việt Nam trước đó.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo là điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm mục tiêu giám sát hành vi của người lái xe, giám sát tình hình an ninh, trật tự trên xe và bảo đảm an toàn giao thông.
Tổng cục Đường bộ cho rằng việc bắt buộc lắp camera giám sát hành trinh đảm bảo an toàn giao thông là cấp thiết trong lĩnh vực vận tải.
Vì vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tiếp tục tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc Hiệp hội thực hiện theo đúng lộ trình quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.
“Thời gian tới, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Bộ GTVT và Chính phủ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; đặc biệt là các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô", Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết.
Trước đó, trong văn bản kiến nghị Chính phủ, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, hầu hết các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đang gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng và doanh thu vận tải sụt giảm mạnh, trong kinh doanh vận tải khách chỉ đạt khoảng 50 - 60% so với trước thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19, nhiều đơn vị phải cắt giảm phương tiện hoặc phải dừng hoạt động, nhiều đơn vị vận tải phải tính đến việc thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Với lý do trên, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lùi thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” của Chính phủ đối với các hành vi vi phạm hành chính về lắp camera theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộđến ngày 31/12/2022.
Theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP: Trước ngày 1/7, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho hay, thời gian vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được kiến nghị của một số hiệp hội vận tải ô tô; trong đó có Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam phản ánh về khó khăn, doanh thu giảm, phương tiện phải dừng hoạt động nhiều do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã báo cáo Bộ GTVT các chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trong đó, có đề xuất nhiều chính sách áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như: giảm lãi suất vay cho các khoản vay phải trả lãi; áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp; giãn nợ (bao gồm cả gốc và lãi) từ 6 - 12 tháng; tiếp tục cho vay các gói chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt để khôi phục sản xuất kinh doanh; các chính sách miễn giảm phí bảo trì đường bộ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận