Việt Nam thay đổi chiến lược chống dịch COVID-19 để ứng phó với tình hình mới
Diễn biến dịch vẫn còn đang phức tạp cùng với đó là sự xuất hiện liên tục các biến thể của virus SARS-CoV-2, để đảm bảo hiệu quả của công tác phòng, chống dịch COVID-19, Việt Nam cần phải thay đổi chiến lược để phù hợp với tình hình mới hiện nay.
- 'Thông điệp 5T': 'Pháo đài' chống dịch COVID-19 giai đoạn mới
- AI sẽ là công cụ đắc lực trong phòng chống dịch do nCoV gây ra
- Bộ Công Thương: Mở chợ tạm để cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân chống dịch COVID-19
Theo đó, các chuyên gia, nhà khoa học nhận định, dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài, với khả năng năng liên tục xuất hiện biến thể mới của SARS-CoV-2 nên cần có sự điều chỉnh về giải pháp, chiến lược phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Một số ý kiến cho rằng, những địa phương đang kiểm soát được dịch bệnh tiếp tục ngăn chặn, phát hiện sớm, truy vết khoanh vùng, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả.
Vaccine được xem là công cụ chống dịch trực diện khi có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Đối với những địa phương có dịch bệnh nhiễm sâu, nặng như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…cần có những biện pháp chống dịch đặc biệt như những nơi bị lây nhiễm nặng nhất trên thế giới.
Tương tự như các nước phát triển, những địa phương này cần tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19; sau đó dần nới lỏng các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới sau khi tiêm vaccine đạt được miễn dịch cộng đồng. Cùng với đó, sẽ thiết lập vành đai an toàn xung quanh khu vực này, kiểm soát chặt người ra vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác.
Các chuyên gia thống nhất, từ những bài học, kinh nghiệm thực tiễn phòng, chống dịch trong thời gian qua, công tác điều trị trong thời gian tới sẽ phải theo hướng giảm chuyển nặng, giảm tử vong, tối ưu hóa nguồn lực y tế hiện có.
Bệnh cạnh đó cần có các cơ chế huy động nguồn lực y tế tư nhân tham gia vào điều trị bệnh nhân COVID-19, cũng như công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất an toàn.
Trong Công điện số 1409/BYT-CĐ về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, Bộ Y tế nêu rõ, tình hình dịch COVID-19 hiện vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao, lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).
Bên cạnh đó là công tác sàng lọc, bóc tách các ca F0 ra khỏi cộng đồng để đảm bảo cho trạng thái "bình thường mới".
Trong thời gian qua, 23 tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc làm chậm tốc độ lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là vấn đề xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Do đó, khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…). Mục tiêu của thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).
Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời…
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận