Năm 2022 ứng dụng công nghệ để thay đổi diện mạo của ngành đường sắt Việt Nam
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục xây dựng và tích cực triển khai các giải pháp CNTT để nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhằm tăng sản lượng và doanh thu vận tải cho năm 2022.
- Bộ GTVT dự kiến phương án vận tải hành khách trong trạng thái 'bình thường mới'
- Cục trưởng Đinh Việt Thắng: Khôi phục vận tải là vấn đề sống còn không chỉ là hàng không
- Xu hướng cách mạng trong ngành đường sắt: Đầu máy xe lửa chạy bằng pin
Năm 2021, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã áp dụng thành công CNTT, hệ thống hóa công tác kiểm đếm thống kê để nâng cao hiệu quả vào trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong việc quản lý chăm sóc khách hàng, bên cạnh việc quản lý trang web bán vé tàu http://vetauonline.vn, tổng công ty đã phối hợp với các đối tác triển khai tính năng mua vé, thanh toán vé tàu như momo, VNPAY, Napas, ngân lượng, vimo, viettel và đặc biệt, đã kết nối sàn giao dịch điện tử sendo.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã áp dụng CNTT trong việc quản lý, chăm sóc khách hàng (ảnh chụp màn hình).
Với dịch vụ giao nhận hàng hóa, tổng công ty đẩy mạnh dịch vụ nhận đặt hàng online và vận chuyển từ nhà đến nhà (harapost) để phục vụ nhu cầu vận chuyển nhanh các mặt hàng với các tiêu chí hàng hóa đưọc bảo quản tốt, giá cước rẻ, thời gian nhanh.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đẩy mạnh phát triển sàn giao dịch hàng hóa, đặt hàng online (ảnh chụp màn hình).
Để đạt được những bước tiến vững chắc, ngành Đường sắt trong năm 2022 sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai áp dụng CNTT vào sản xuất để tăng hiệu quả, tiết kiệm được nhân lực đáp ứng được nhu cầu trong SXKD.
Trong đó, tập trung vào các giải pháp cụ thể như Quản lý điều hành trên các hệ thống, áp dụng nhiều các phương thức để thu hút khác hàng trên hệ thống như sử dụng tin nhắn CSKH một cách hiệu quả, tiếp tục mở rộng kênh thanh toán, bán vé trực tiếp đến khách hàng, xây dựng sàn giao dịch hàng hóa.
Ứng dụng một cách có hiệu quả phần mềm harapost để vận chuyển từ nhà đến nhà (vận chuyển nhanh), giảm chỉ tiêu chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật như thời gian quay vòng toa xe hàng, tỷ lệ chạy rỗng toa xe…
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2022 qua việc tập trung xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch SXKD, chú trọng đến thúc đẩy SXKD vận tải khi đã khống chế được dịch COVID-19 và đạt được miễn dịch cộng đồng, tiếp tục chuyển trọng tâm sang vận tải hàng hóa.
Đồng thời, tích cực xây dựng và triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhằm tăng sản lượng và doanh thu vận tải.
Ngành đường sắt sẽ từng bước thay đổi diện mạo nhờ vào các ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 23/12 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu cán bộ, lãnh đạo ngành đường sắt phải đổi mới tư duy, quyết liệt, chủ động, linh hoạt chuyển đổi, phát huy tối đa lợi thế về vận tải hàng hóa so với các phương thức vận tải khác.
"Ngành đường sắt không thể như thế này mãi được, dứt khoát phải hiện đại hóa. Vai trò của người đứng đầu, của lãnh đạo, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc là quan trọng nhất, phải mạnh dạn, chủ động đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá trong bối cảnh dịch COVID-19", ông Lê Văn Thành nói.
Về dài hạn, Phó Thủ tướng yêu cầu phải tập trung hơn nữa cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó chú ý bảo dưỡng và đầu tư mới, đầu tư đến đâu dứt điểm đến đó.
Cho rằng phải có cơ chế để huy động nguồn lực xã hội là chủ yếu, đầu tư công mang tính dẫn dắt, Phó Thủ tướng lưu ý: "Bộ GTVT rà soát, ưu tiên bố trí vốn cho ngành đường sắt bởi lâu nay ngành vẫn đang nhận được ít đầu tư so với các ngành giao thông khác như hàng không, đường bộ".
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận