Điểm sàn ngành CNTT 2025 tăng vọt: Doanh nghiệp vẫn thiếu nhân lực
Các ngành công nghệ thông tin (CNTT) tiếp tục giữ sức nóng trong mùa tuyển sinh đại học năm 2025. Nhiều trường đại học lớn đồng loạt nâng điểm sàn, siết điều kiện đầu vào để bảo đảm chất lượng đào tạo. Trong khi đó, doanh nghiệp tuyển dụng đặt yêu cầu cao hơn, buộc sinh viên phải có năng lực thực hành thực tế, không chỉ điểm số.
- Tuyển sinh đại học 2019: Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành CNTT có thể tăng 1-2 điểm
- Ngành CNTT từ gia công đến sáng tạo phần mềm trong thời đại 4.0
- Thứ trưởng Phan Tâm: Ngành CNTT, điện tử viễn thông vẫn phụ thuộc vào vốn FDI
Điểm sàn ngành CNTT 2025 có xu hướng tăng
Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM (UIT) công bố điểm sàn xét tuyển theo kỳ thi tốt nghiệp THPT là 22 điểm, và 700 điểm cho phương thức đánh giá năng lực. Đây là mức cao nhất trong khối ngành công nghệ tại phía Nam, phản ánh định hướng đào tạo có chọn lọc. Các ngành trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, kỹ thuật phần mềm… tiếp tục được dự đoán sẽ có điểm chuẩn vượt mốc 26.
Sinh viên trường Đại học Công nghệ và Đại học South Wales (Vương quốc Anh) giao lưu trong một sự kiện diễn ra tuần trước. Ảnh: Vnexpress. |
Tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội (UET) công bố mức sàn 24 điểm cho toàn bộ ngành công nghệ thông tin. Mức này cao hơn nhiều ngành kỹ thuật khác cùng trường, cho thấy sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Năm 2024, điểm chuẩn nhóm ngành này tại UET từng đạt ngưỡng 27,25; năm nay dự báo không giảm.
Trái lại, nhiều trường ngoài công lập duy trì mức sàn thấp để giữ chỉ tiêu. Trường Đại học Quang Trung (Bình Định) công bố mức sàn chỉ 14 điểm cho ngành kỹ thuật phần mềm. Một số trường tư ở TP.HCM như Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Trường Đại Học Văn Lang đưa ra mức sàn từ 16 đến 18 điểm cho ngành công nghệ thông tin, tạo nên sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm đào tạo.
Doanh nghiệp cần kỹ năng thật, không chuộng bằng cấp
Theo báo cáo công bố ngày 15/7 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM, nhóm ngành công nghệ thông tin nằm trong top 3 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện ưu tiên ứng viên có kỹ năng thực tế, bao gồm dự án cá nhân trên GitHub, khả năng lập trình bằng Python hoặc JavaScript, và kinh nghiệm thực tập tại doanh nghiệp. Chứng chỉ hay bảng điểm không còn là yếu tố quyết định nếu thiếu năng lực làm việc thật.
Các trường như UIT, UET, Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học FPT đã điều chỉnh chương trình theo hướng tăng thực hành, gắn với yêu cầu thị trường. Tại UIT, sinh viên năm hai đã tham gia dự án nhóm có doanh nghiệp hỗ trợ và được chấm điểm như học phần chính thức. Trường Đại học FPT tổ chức kỳ thực tập kéo dài 6 tháng trong năm cuối, có đánh giá như nhân viên thực tế và liên thông với tuyển dụng chính thức.
Điểm chuẩn cao phản ánh yêu cầu chất lượng đầu vào của các Trường. Để thành công thực sự phụ thuộc ba yếu tố: chương trình đào tạo gắn thực hành, mạng lưới kết nối doanh nghiệp và khả năng bắt kịp thị trường.
Thí sinh cần nhìn xa hơn kết quả thi, chọn đúng trường, đúng định hướng để đầu tư cho sự nghiệp lâu dài.
![]() Tỷ lệ thí sinh đạt 8 điểm Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 thấp khiến Bộ GD&ĐT đã phải điều chỉnh tiêu chí ... |
![]() Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vừa thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trình độ đại học hệ chính quy ... |
![]() Tối 23/7/2025, Trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT) bất ngờ công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025. Điểm dao động từ 22,5 ... |
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận