Áp dụng Quản lý rủi ro trong hoạt động XNK để khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật
Nhờ minh bạch thông tin trong áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, cơ quan Hải quan tạo niềm tin cho DN về việc tuân thủ tốt pháp luật sẽ được tạo thuận lợi hơn trong hoạt động XNK.å
- Chính phủ thông qua đề nghị quản lý hải quan hàng xuất, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT
- Năm 2021: Tổng cục Hải Quan phấn đấu vượt 5% chỉ tiêu ngân sách được giao
- Ngành Hải quan quyết tâm hoàn thành các mục tiêu lớn về ứng dụng công nghệ thông tin
Tiên phong trong cải cách
Qua thống kê của Tổng cục Hải quan, cách đây đúng 10 năm, năm 2011, trong tổng số hơn 4,6 triệu tờ khai hải quan, số tờ khai luồng Đỏ chiếm 12,62%. Đến năm 2015, lượng tờ khai tăng lên hơn 8,3 triệu, tờ khai luồng Đỏ chiếm 7,55%, tức là giảm 5,07% so với năm 2011.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, con số tờ khai cũng không ngừng tăng. Năm 2020, cơ quan Hải quan đã giải quyết thủ tục thông quan cho 14,1 triệu tờ khai XNK, tổng kim ngạch đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019. Trong đó có 7,4 triệu số tờ khai luồng Xanh, chiếm 52,48%; 6 triệu tờ khai luồng Vàng, chiếm 42,55%; 700.000 tờ khai luồng Đỏ, chiếm 4,97%.
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh HQ
Mặc dù số lượng tờ khai tăng lên rất nhiều, nhưng nhờ có sự đổi mới trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan nên hoạt động XNK của DN được thông suốt. Đến nay, hành lang pháp lý và hệ thống quy trình nghiệp vụ đã được hình thành cơ bản, vững chắc, đáp ứng cho việc hệ thống tự động phân luồng quyết định kiểm tra trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chí và hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan. Cụ thể, năm 2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan phù hợp yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho DN XNK và kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quản lý hoạt động XNK, XNC (sau đây gọi tắt là Thông tư 81).
Để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN và cho cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa XNK, Tổng cục Hải quan đã đề ra chương trình quản lý tuân thủ, DN tuân thủ tự nguyện, giúp DN thuận lợi hơn trong việc XNK. Theo đó, kết quả đánh giá DN tuân thủ có ý nghĩa quyết định đối với việc cơ quan Hải quan tập trung áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải của DN. Cơ quan Hải quan sẽ giảm tỷ lệ kiểm tra trực tiếp hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa với DN tự nguyện tuân thủ… cùng nhiều ưu tiên, ưu đãi khác. Tuy nhiên, đối với DN không tuân thủ sẽ bị cơ quan Hải quan tăng cường kiểm tra trực tiếp theo quy định pháp luật.
Công tác quản lý tuân thủ được thực hiện thời gian qua đã giúp xây dựng môi trường minh bạch, đầy đủ thủ tục pháp lý trong hoạt động hải quan. Điều này đã giúp tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa giảm đáng kể qua các năm. Chính vì vậy, các DN đủ điều kiện theo quy định cần chủ động liên hệ và cung cấp đầy đủ thông tin hồ sơ cho cơ quan Hải quan phục vụ đánh giá tuân thủ; chủ động nâng cao năng lực tuân thủ của DN; đặc biệt các DN phải chủ động và tự nguyện hợp tác đầy đủ với cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Giúp doanh nghiệp giảm nguồn lực
Theo đánh giá của Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Minh Thảo, ngành Hải quan là ngành đầu tiên của Việt Nam áp dụng phương thức quản lý hiện đại dựa trên áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong hoạt động XNK.
Bà Nguyễn Minh Thảo cho biết thêm, việc cải cách của cơ quan Hải quan sẽ tạo động lực, tạo cơ hội, tạo tiền lệ tốt để các bộ, ngành điều chỉnh chính sách, áp dụng các biện pháp thực hiện quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ đối với lĩnh vực quản lý. Với những biện pháp quản lý của ngành Hải quan đang triển khai, nhất là minh bạch hơn về các nhóm tiêu chí, thông tin, DN tiếp cận được thông tin sẽ tạo ra niềm tin, tạo động lực để họ tuân thủ pháp luật tốt hơn. Do vậy, cần minh bạch hơn trong việc áp dụng các tiêu chí để DN nắm được lô hàng của mình như thế nào được phân vào luồng Xanh, luồng Vàng, luồng Đỏ. Qua đó, tạo sự minh bạch thông tin, cũng như tạo ra niềm tin cho DN về việc tuân thủ tốt pháp luật sẽ được tạo thuận lợi hơn trong hoạt động XNK.
Giám đốc Công ty Delta International Trần Đức Nghĩa cho biết, việc ban hành Thông tư 81 là một bước tiến của ngành Hải quan, đem lại lợi ích không chỉ cho cộng đồng DN và cũng cho chính cơ quan Hải quan. Cụ thể, trong năm 2018, các DN đã đăng ký hơn 11 triệu tờ khai XNK. Với số lượng tờ khai lớn, nếu không áp dụng quản lý rủi ro để phân luồng thì nguồn lực của xã hội tiêu tốn vào trong hoạt động thủ tục hải quan sẽ rất lớn. Mỗi năm, DN thực hiện khai báo từ 35.000 đến 40.000 tờ khai và dành quá nhiều nguồn nhân lực vào hoạt động này. Mặt khác, doanh thu từ hoạt động khai thuê hải quan chỉ chiếm dưới 10%, tương ứng có khoảng 30-40 người thực hiện công việc này, tức là, mỗi ngày thực hiện 100 tờ khai. Chính vì vậy, khi cơ quan Hải quan chuyển đổi từ khai báo hải quan giấy sang hải quan điện tử dựa trên áp dụng quản lý rủi ro hiệu quả, phân luồng chính xác (Xanh-Vàng-Đỏ), DN giảm đi nguồn nhân lực”, ông Trần Đức Nghĩa cho biết thêm.
Ông Trần Đức Nghĩa dẫn chứng, nếu lô hàng được phân luồng Đỏ thì DN sẽ phát sinh nhiều chi phí. Để cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra, DN phải làm việc với kho, bãi để chuẩn bị hàng hóa, kèm theo là rất nhiều công tác hành chính, chi phí phát sinh.
Bà Nguyễn Minh Thảo nhận định, khi tham gia hoạt động XNK, DN chịu nhiều tác động từ các quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành. Nếu các cơ quan quản lý chuyên ngành không áp dụng quản lý rủi ro, thì vô hình trung sẽ khiến những cải cách, thay đổi của cơ quan Hải quan chỉ là bước tiến rất nhỏ. Bởi vì nếu không áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành thì tất cả các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành sẽ được phân vào luồng Vàng, luồng Đỏ.
Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Nhất Kha: Người khai hải quan có thể tự đánh giá mức độ tuân thủ Qua theo dõi hoạt động XNK, số lượng các DN tham gia hoạt động XNK tăng nhanh và biến động qua các năm. Trong đó, số DN tham gia hoạt động XNK thường xuyên thấp; các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và rất nhỏ chiếm đa số. Để việc đánh giá phân loại mức độ tuân thủ của doanh nghiệp được đầy đủ, hoàn thiện bao quát hết các đối tượng tham gia hoạt động XNK, Thông tư 81 hướng tới cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng liên quan. Theo đó, đánh giá, phân loại người khai hải quan theo 5 mức độ tuân thủ gồm ưu tiên, cao, trung bình, thấp, không tuân thủ. Các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật người khai hải quan được ban hành công khai trên Cổng Thông tin điện tử hải quan; căn cứ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật người khai hải quan có thể tự đánh giá mức độ tuân thủ. Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan là căn cứ phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan thành 9 hạng để áp dụng biện pháp quản lý khác nhau. Cơ quan Hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, trung bình và áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp. Mặt khác, điều chỉnh cơ chế đánh giá tuân thủ đảm bảo việc đánh giá tuân thủ chi tiết, chính xác, sát với hoạt động XNK của DN. |
Theo Haiquanonline
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận