Chung tay đảm bảo an toàn điện sau công tơ
“Trong những năm gần đây, vấn đề an toàn điện ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội, đặc biệt là khu vực sau công tơ điện, phần thuộc quyền sử dụng và quản lý trực tiếp của người dân, doanh nghiệp”.
- Hưng Yên áp dụng công tơ điện tử, phát triển lưới điện thông minh
- Thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ điện ở Hà Nội, đảm bảo báo cáo số liệu thống nhất
- Công tơ điện tử càng thông minh, người dân càng bớt than về giá điện
Đây là khẳng định của thiếu tướng Phạm Khải - Tổng biên tập Báo Công an nhân dân (Báo CAND) tại buổi tọa đàm “An toàn điện sau công tơ - Nhận thức đúng, hành động kịp thời” được tổ chức chiều 23/4.
Buổi tọa đàm được Báo CAND và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp tổ chức với khách mời đến từ: Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Trường Đại học PCCC, Bộ Công an; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an TP Hà Nội.
Nhiều sự cố đáng tiếc liên quan đến điện và thiết bị điện
Theo thiếu tướng Phạm Khải, thực tế cho thấy nhiều sự cố đáng tiếc về cháy nổ, thậm chí gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, đã xảy ra do sự chủ quan, thiếu hiểu biết hoặc không tuân thủ quy định trong việc sử dụng điện an toàn.
Thiếu tướng Phạm Khải, Tổng Biên tập Báo CAND phát biểu tại Tọa đàm |
“Với chủ đề “An toàn điện sau công tơ - Nhận thức đúng, hành động kịp thời”, tọa đàm hôm nay là dịp để chúng ta cùng trao đổi, thảo luận sâu hơn về các nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn điện trong khu dân cư, khu sản xuất; đồng thời đưa ra các giải pháp truyền thông, khuyến nghị chính sách và nâng cao nhận thức cộng đồng’, thiếu tướng Phạm Khải nhấn mạnh.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH 5 năm gần đây (2020 - 2024), toàn quốc xảy ra trên 14.000 vụ cháy. Trong các vụ cháy làm rõ nguyên nhân, có khoảng 62,98% là do nguyên nhân từ hệ thống thiết bị có sự cố, dẫn đến cháy. Có những năm lên đến 74% về tỷ lệ những vụ cháy đã làm rõ nguyên nhân.
Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH,Công an TP Hà Nội |
Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết: “Trong 3 tháng đầu năm 2025, xảy ra tổng số trên 900 vụ cháy, mà có 74,4% nguyên nhân do hệ thống thiết bị điện, sự cố về điện. Từ đó cho thấy, vấn đề đặt ra của buổi toạ đàm hôm nay rất đúng, rất trọng tâm, giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ về đặc điểm, nguy cơ, và những vấn đề cần phải làm, làm sao giảm thiểu số lượng vụ cháy nói chung và do điện nói riêng, cũng chính là để giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản”.
Cần nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng điện
Theo đại tá Phạm Trung Hiếu - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an TP Hà Nội, năm 2024, Hà Nội chứng kiến ~1.600 vụ cháy cần tới cứu nạn cứu hộ, trong đó ~70% nguyên nhân các vụ cháy là do sử dụng điện và có những tháng lên đến 90%. Từ những thống kê thực tiễn đó, Công an thành phố đã phối hợp với Tổng công ty Điện lực Hà Nội để nghiên cứu tìm ra phương pháp giúp giảm thiểu nguyên nhân cháy do sử dụng điện.
Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an TP Hà Nội |
Các vụ cháy xảy ra liên quan tới điện chủ yếu do vấn đề về dây dẫn hay thiết bị tiêu thụ. Giai đoạn 2023-2024, Hà Nội đã xảy ra hai vụ cháy rất lớn, gây nhiều thương vong và nguyên nhân chủ yếu là do chập cháy khi sạc các phương tiện cơ giới như xe đạp điện, xe máy điện.
Đến nay, Hà Nội đã tham mưu với Bộ Công an và Chính phủ để điều chỉnh các luật liên quan về an toàn sau công tơ. Từ đó, các đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn người sử dụng điện một cách an toàn. Ngoài ra, việc quản lý các đơn vị sản xuất thiết bị điện cũng sẽ góp phần làm giảm nguyên nhân gây cháy nổ.
Tuy vậy, vấn đề tuyên truyền an toàn khi sử dụng điện sau công tơ cần phải được nhấn mạnh và lan tỏa hơn nữa qua các kênh truyền thông để người dân nhận thức và kiểm soát tốt hơn. Việc tuyên truyền cũng phải gắn với thực tế để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Đám giá nguyên nhân cháy nổ liên quan tới điện, Tiến sỹ Lương Anh Tuấn, giảng viên Trường Đại học PCCC cho biết: Thứ nhất, hệ thống điện chưa đồng bộ, bao gồm các dây dẫn, thiết bị bảo vệ chưa đồng bộ; Thứ hai, do chất lượng các thiệt bị điện trong các hộ dân; Vấn đề cuối cùng hết sức quan trọng là ý thức của người dân trong vấn đề sử dụng điện - gây nên những hậu quả hết sức to lớn.
Toàn cảnh tọa đàm |
Nhìn nhận việc sử dụng điện sau công tơ, ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội cho biết, có 3 vấn đề về an toàn diện: Trước hết là hệ thống điện, thiết bị điện, người sử dụng điện.
Về trách nhiệm của người bán điện, ông Nguyễn Anh Dũng cho biết, thời gian qua, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thông qua nhiều hình thức như thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, trên hệ thống loa truyền thanh của phường; phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP Hà Nọi tổ chức các buổi tuyên truyền đến người dân, những em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, thậm chí là qua loa kéo tay.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận