Facebook đã bỏ qua các phát ngôn sai lệch tại Ấn Độ trong thời gian dài
Facebook được cho là đã bỏ qua các thông tin kích động và thậm chí còn làm nổi bất điều đó lên bằng chính các thuật toán mà mạng xã hội này đang áp dụng đã gây ra tình trạng bạo lực tại Ấn Độ suốt từ năm 2019.
- AI của Facebook 'làm ngơ' trước các bài đăng kích động thù địch
- Facebook phải chịu trách nhiệm về những thông tin sai lệch trong phát biểu của chính trị gia
- Mạng xã hội Trung Quốc đồng loạt xóa phát ngôn của Thủ tướng Ấn Độ
Các tài liệu bị rò rỉ mà Hãng tin AP cho biết, Facebook đã chọn lọc trong việc ngăn chặn các bài đăng phát ngôn thù địch, thông tin sai lệch và kích động ở Ấn Độ, đặc biệt là các nội dung bài Hồi giáo. Thậm chí, chính các nhân viên của Facebook cũng tỏ ra nghi ngờ động cơ và lợi ích của công ty trong vấn đề này.
Các thông tin tố cáo về việc bỏ qua quyền kiểm soát thông tin sai lệch đang ngày một nhiều hơn.
Theo nghiên cứu các biên bản ghi nhớ của Facebook có từ năm 2019, các tài liệu nội bộ của công ty chỉ ra rằng Facebook luôn phải tìm cách ngăn chặn các nội dung kích động trên nền tảng mạng xã hội tại Ấn Độ - thị trường tăng trưởng mạnh nhất của Facbook. Tại Ấn Độ, căng thẳng giữa các nhóm chủng tộc và tôn giáo đã từng sôi sục trên mạng xã hội và gây ra bạo lực.
Các tài liệu cho thấy Facebook đã biết về vấn đề này trong nhiều năm, đặt ra câu hỏi liệu Facebook đã làm đủ các biện pháp cần thiết để giải quyết tình trạng này hay chưa.
Nhiều nhà phê bình và các chuyên gia kỹ thuật số cho rằng Facebook đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề này. Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, Facebook đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chính trị.
Các tài liệu bị rò rỉ cũng bao gồm một loạt báo cáo của nội bộ của Facebook về các bài đăng phát ngôn thù địch và thông tin sai lệch trên mạng xã hội ở Ấn Độ. Trong một số trường hợp, nhiều bài đăng trong số này còn được làm nổi bật bởi chính các thuật toán của Facebook.
Theo các tài liệu, Facebook coi Ấn Độ là một trong những nước “có nguy cơ cao” trên thế giới, mặc định coi tiếng Hindi và tiếng Bengal là vi phạm quy định về các phát ngôn thù địch.
Việc Facebook không có đủ các điều phối viên bản ngữ hoặc “dán nhãn” các nội dung để ngăn chặn thông tin sai lệch đã dẫn tới tình trạng bạo lực trên thực tế.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận