Huawei đang tiến hành các hành động cụ thể để phản pháo Mỹ
Sau những lệnh trừng phạt liên tiếp gần đây của Mỹ đối với Huawei, nhà sản xuất viễn thông lớn nhất Trung Quốc đã có những phản ứng vụ thể khi đang trong quá trình đệ đơn kiện chống lại những chính sách của FCC.
- Bộ Thương mại Mỹ cụ thể hoá lệnh trừng phạt Huawei và ZTE
- Huawei vẫn chiếm lĩnh vị trí thứ 2 trên thị trường Smartphone toàn cầu bất chấp trừng phạt của Mỹ
- Mỹ mở rộng các lệnh trừng phạt với Huawei
Wall Street Journal đưa tin, Huawei dự kiến đệ đơn kiện chống lại chính sách hạn chế của Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FFC) lên Tòa phúc thẩm Fifth Circuit. Ngày 22/11, FCC đã ban hành lệnh cấm nhà mạng nông thôn của Mỹ sử dụng tiền trợ cấp của chính phủ để mua thiết bị viễn thông do công ty Trung Quốc sản xuất.
Hồi tháng 3, Huawei từng khiếu nại chính phủ Mỹ lên tòa án liên bang Texas, để ngăn chặn quy trình thực thi dự luật chính sách quốc phòng năm (NDAA) 2019. Luật yêu cầu các cơ quan nhà nước và nhà mạng Mỹ phải "loại bỏ hoàn toàn thiết bị Huawei khỏi thành phần cốt lõi của mạng viễn thông". Phía Huawei cho rằng hành động ngăn cản hoạt động kinh doanh của Huawei tại Mỹ là "vi hiến", chỉ nhằm vào một cá nhân hoặc một tổ chức mà không hề đưa ra tòa xét xử.
Huawei sẽ công bố về quyết định khởi kiện chính phủ Mỹ tại trụ sở ở Thâm Quyến trong tuần này. Ảnh:WSJ
Thời gian qua, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã chấp nhận "chi đậm" cho các nhà vận động hành lang ở Washington, cũng như nỗ lực cải thiện hình ảnh qua các phương tiện truyền thông. Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, cũng phải quay trở lại sau 3 năm sống ẩn dật. Kể từ cuối năm 2018, ông Nhậm thường xuyên xuất hiện trong các buổi họp báo quan trọng của công ty.
Trong buổi phỏng vấn tuần trước, ông Nhậm tuyên bố lệnh cấm không phải vấn đề quá lớn với Huawei, công ty "có thể tồn tại mà không cần thị trường Mỹ". Huawei hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, xếp trên Apple và chỉ sau Samsung.
Mỹ từ lâu coi các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc là hiểm họa an ninh quốc gia. Nhà Trắng đã ban hành lệnh cấm các công ty nước này giao dịch công nghệ với Huawei. Tuy nhiên, các nhà mạng nhỏ tại vùng nông thôn Mỹ vẫn tìm cách sử dụng thiết bị giá rẻ từ Trung Quốc do gặp trở ngại về chi phí triển khai cơ sở hạ tầng. Sau đó, FFC đã phải đề xuất gói hỗ trợ chuyển đổi thiết bị trị giá 1,89 tỷ USD để các nhà mạng nhỏ chuyển đổi thiết bị trong vòng hai năm.
Huawei gần đây trở thành chủ đề thường xuyên được đề cập trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Vào tháng 5/2019, chính quyền Trump đã gây sức ép cho Bắc Kinh bằng cách đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, cấm các công ty không được cấp phép cung cấp linh kiện và công nghệ có nguồn gốc Mỹ cho nhà sản xuất Trung Quốc.
Bất chấp những quy định nghiêm ngặt của chính phủ Mỹ, Huawei vẫn giữ vững vị trí thống trị trên thị trường thiết bị viễn thông, vượt qua Nokia (Phần Lan) và Ericsion (Thụy Điển). Công ty Trung Quốc đang sở hữu hơn 16.000 bản quyền cho công nghệ 5G, chiếm 20% tổng bằng sáng chế 5G trên toàn cầu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận