Meituan 'nối gót' Didi Chungxing vào 'tầm ngắm' của giới chức Trung Quốc
Sau những động thái với Didi Chuxing trong thời gian gần đây, giới chức tại Bắc Kinh đã tiếp tục "sờ gáy" Meituan cũng là nền tảng kinh tế chia sẻ mới nổi vì cách thức hợp tác với các tài xế đã khiến họ phải gánh toàn bộ rủi ro.
- Alibaba 'thất thu' nặng nề sau lệnh siết chặt của giới chức Trung Quốc
- Giới công nghệ Trung Quốc "rúng động" trước động thái “thắt chặt thòng lọng” với tiền số
- Giới công nghệ Trung Quốc "đổ bộ" trở lại thị trường chứng khoán Mỹ
Theo đó, giới chức Trung Quốc ngày 2/9 đã triệu tập “gã khổng lồ” chia sẻ xe Didi Chuxing và 10 nền tảng gọi xe khác nhằm yêu cầu các nền tảng này chấm dứt chính sách mở rộng hoạt động không có lộ trình và cạnh tranh không lành mạnh giữa bối cảnh nước này đang siết chặt quản lý lĩnh vực công nghệ.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã siết chặt giám sát các công ty công nghệ lớn nhất nước hoạt động trong lĩnh vực từ thương mại điện tử đến giải trí, đồng thời tiến hành nhiều cuộc điều tra chống độc quyền và đưa ra các quy định nghiêm ngặt.
Theo một thông báo đưa ra ngày 1/9 của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, các cơ quan quản lý đã nói với các nền tảng nêu trên, trong đó có ứng dụng cung cấp dịch vụ chia sẻ xe Meituan, rằng ngành này đã phải chứng kiến những hành vi bất hợp pháp như tuyển dụng các tài xế không đủ tiêu chuẩn và chuyển rủi ro kinh doanh sang cho các tài xế.
Meituan được cho là đang phát triển theo phong trào khiến hãng này không thể kiểm soát được đối tác tài xế trong hoạt động kinh doanh.
Các nền tảng này được yêu cầu phải tự kiểm tra các vấn đề nội bộ, chấn chỉnh các hành vi bất hợp pháp, trong đó các cơ quan quản lý nhấn mạnh rằng các nền tảng chia sẻ xe cũng phải cắt giảm mức phí hoa hồng mà họ nhận được từ mỗi chuyến đi và bảo vệ dữ liệu cá nhân của hành khách.
Thông báo này đã gây quan ngại cho các nhà đầu tư công nghệ, với giá cổ phiếu của Meituan, niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, đã để mất một phần mức tăng đạt được trước đó, và chỉ tăng 0,63% so với phiên trước đó vào trưa 2/9.
Các cơ quan quản lý Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra an ninh mạng đối với Didi, một ngày sau khi hãng này huy động được hơn 4,4 tỉ USD trong đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại New York (Mỹ).
Các cơ quan này cũng được cho là đang cân nhắc ban hành một lệnh cấm các công ty công nghệ - nắm giữ khối lượng lớn dữ liệu người dùng nhạy cảm - thực hiện IPO ở nước ngoài.
Trong những năm gần đây, các dịch vụ sử dụng ứng dụng đã phát triển, mở rộng sang hầu hết các khía cạnh của cuộc sống tại Trung Quốc, trong đó các công ty từ nhiều lĩnh vực như chia sẻ xe đạp và giao đồ ăn đang tham gia vào cuộc chiến cạnh tranh giá gay gắt để giành thị phần từ các đối thủ.
Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc ngày 1/9 đã kêu gọi các nền tảng gọi xe “duy trì trật tự thị trường, cạnh tranh bình đẳng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bền vững của ngành”.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận