Messinger Rooms - Nền tảng trực tuyến mới cho người dùng Facebook
Khắc phục những lo ngại của người dùng về tính bảo mật thông tin trong các hoạt động làm việc cũng như học trực tuyến gần đây, Facebook đã đưa ra lựa chọn chọn mới khi mọi người có thể tham gia vào những cuộc trò chuyện video trực tuyến với các "phòng ảo" trên ứng dụng Messinger Rooms.
- Biện pháp bảo vệ thông tin an toàn khi làm việc trực tuyến
- Bộ Giáo dục Singapore tạm ngừng giảng dạy trực tuyến qua Zoom
- Các NHTM tăng cường giao dịch trực tuyến để phòng dịch COVID-19
Ngày 24/4, Facebook đã giới thiệu dịch vụ trò chuyện qua video trực tuyến mới, với các “phòng ảo” – nơi người dùng có thể tham gia vào các hoạt động chung cùng mọi người.
Đây được xem là động thái mà Facebook muốn cạnh tranh với ứng dụng Zoom, vốn nổi lên trong thời qua do đại dịch COVID-19 khi nhiều người sử dụng để làm việc hay học tập từ nhà.
Với tối đa 50 người dùng tham gia - Facebook kỳ vọng sẽ là nền tảng đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin cho các hoạt động trực tuyến trong thời kỳ dịch COVID-19 khó kiểm soát hiện nay.
Thông qua nền tảng ứng dụng Messenger, người dùng Facebook có thể thực hiện các cuộc gọi điện thoại video trực tuyến, với tối đa 50 người tham gia và kể cả khi người dùng không có tài khoản trên mạng xã hội này. Trong thông báo, Facebook khẳng định ứng dụng "Messenger Rooms" được thiết kế theo hướng phù hợp với các nhu cầu của xã hội hiện nay.
Giám đốc điều hành của Facebook – ông Mark Zuckerberg khẳng định: “Messenger Rooms được thiết kế trong hoàn cảnh khá bất ngờ. Với ứng dụng này, tôi giờ có thể ngồi tại nhà vào cuối tuần và gửi lời mời tới tất cả bạn bè tham gia vào một phòng nói chuyện trực tuyến”.
Cũng theo ông Zuckerberg, người dùng Facebook có khả năng thành lập các phòng “ảo” để nói chuyện và quyết định xem ai là người được tham gia vào. Ngoài ra, "Messenger Rooms" cũng có một số biện pháp để hạn chế tối đa những người ngoài vào “phá” các phòng chat video trực tuyến này.
Ông Zuckerberg cho biết thêm: “Chúng tôi có lợi thế trong việc thiết lập các quy định về bảo vệ. Đó là các biện pháp để chủ phòng có thể mời những người họ không muốn ra ngoài, hoặc khóa phòng hay chặn người lạ để tình hình không trở nên xấu đi”.
Dự kiến, "Messenger Rooms" sẽ được triển khai trên mạng xã hội Facebook, hiện có khoảng 2,5 tỷ tài khoản, trong những tuần tới.
Trong diễn biến mới đây trước lo ngại về tính bảo mật của các hoạt động trực tuyến, Bộ Quốc phòng Indonesia yêu cầu lãnh đạo tất cả các đơn vị quán triệt nội dung lệnh cấm tới cấp dưới.
Quyết định trên được đưa ra sau khi phát hiện Zoom được cho là tự động gửi báo cáo tới các máy chủ đặt tại các quốc gia khác và khả năng nội dung các cuộc nói chuyện qua nền tảng này bị bên thứ ba giám sát.
Zoom đã trở thành ứng dụng họp trực tuyến thông dụng tại Indonesia khi nhiều công ty thực hiện chính sách làm việc tại nhà trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, ứng dụng này được cho là có nhiều lỗ hổng bảo mật.
Ngày 3/4, báo The Washington Post của Mỹ cho biết người dùng Zoom đối mặt với các rủi ro về quyền riêng tư khi có tới 15.000 video Zoom riêng tư có thể xem được trên mạng Internet. Theo đó, các video được ghi bằng Zoom có thể được lưu trữ trên các nền tảng khác mà không có sự đồng ý của người dùng.
Những lo ngại về an ninh đã khiến nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ, cấm sử dụng Zoom trong các cuộc họp trực tuyến của chính phủ. Ngày 10/4, Bộ Giáo dục Singapore cũng thông báo đình chỉ việc sử dụng ứng dụng họp trực tuyến Zoom đối với các giáo viên, sau khi xảy ra những sự cố nghiêm trọng liên quan đến ứng dụng này.
Trước đó, vùng lãnh thổ Đài Loan thuộc Trung Quốc và Đức đã hạn chế việc sử dụng Zoom, trong khi Google đã cấm việc dùng ứng dụng này trên máy tính xách tay của nhân viên.
Tập đoàn SpaceX của Mỹ cũng có quyết định cấm tương tự vì lo ngại những vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật, sau khi cơ quan thực thi pháp luật Mỹ cảnh báo người dùng về sự an toàn của ứng dụng nổi tiếng này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận