Phương pháp phát hiện tin giả mới, hỗ trợ truy tố kẻ tung tin
Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội đã thành một xu hướng, bên cạnh những sự tiện lợi nó cũng gây ra vô số những hệ luỵ ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức. Lợi dụng mạng xã hội bọn tội phạm tung tin giả để phục vụ mục đích xấu như bôi nhọ danh dự, thao túng thị trường cổ phiếu... Phương pháp nghiên cứu theo cách tiếp cận mới của các nhà khoa học sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trọng việc loại bỏ tin giả và truy tố tội phạm.
- "Virus tin giả" - Chống dịch COVID-19 thời công nghệ
- 3 nghệ sĩ thông tin sai lệch về virus corona sẽ bị xử phạt nghiêm
- Fake news - Cuộc chiến chống vấn nạn tin giả không còn của riêng ai
Ảnh minh họa: Techxplore
Nhằm hạn chế và loại bỏ tin giả, mới đây các nhà khoa học tại Đại học Göttingen và Frankfurt, Đức cùng Viện Jožef Stefan ở Ljubljana, Slovenia đã nghiên cứu phát triển một phương pháp có thể nhận ra những tin tức giả mạo, ngay cả khi nội dung tin tức được chỉnh sửa nhiều lần. Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Hệ thống Thông tin.
Cụ thể, để phát hiện thông tin sai lệch, được sử dụng từ những dữ liệu hư cấu thể hiện một thông điệp tích cực về cổ phiếu một công ty, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp học máy và tạo ra các mô hình phân loại có thể được áp dụng để xác định các thông điệp đáng ngờ dựa trên nội dung và các đặc điểm ngôn ngữ nhất định của chúng.
Giáo sư Jan Muntermann từ Đại học Göttingen cho biết: “Ở đây, chúng tôi xem xét các khía cạnh khác của văn bản tạo nên thông điệp, chẳng hạn như khả năng hiểu ngôn ngữ và tâm trạng mà văn bản truyền tải. Về nguyên tắc, cách tiếp cận này đã được biết đến từ việc sử dụng bộ lọc thư rác. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt của các phương pháp hiện tại là để tránh bị nhận ra, những kẻ lừa đảo liên tục điều chỉnh nội dung và tránh một số từ nhất định trong bộ lọc để xác định tin giả.
Theo đó, phương pháp được các nhà nghiên cứu tiến hành với cách tiếp cận mới: Để xác định tin tức giả bất chấp các thủ thuật nhằm trốn tránh bị phát hiện, phương pháp này kết hợp các mô hình do các nhà nghiên cứu phát triển gần đây theo cách mà tỷ lệ phát hiện cao và độ chắc chắn kết hợp với nhau. Vì vậy, ngay cả khi các từ "đáng ngờ" biến mất khỏi văn bản, tin tức giả mạo vẫn được xác định bởi các đặc điểm ngôn ngữ nó sử dụng. Tiến sĩ Michael Siering giải thích: "Điều này khiến những kẻ lừa đảo rơi vào tình thế khó xử. Họ chỉ có thể tránh bị phát hiện nếu họ thay đổi nội dung của văn bản thành tiêu cực". "Nhưng nếu làm như vậy mục tiêu tạo tin giả tích cực để lôi kéo các nhà đầu tư mua cổ phiếu công ty sẽ không thể đạt được."
Phương pháp này sẽ mang lại hiệu trong việc giám sát thị trường để tạm ngừng các giao dịch cổ phiếu bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin chính xác có giá trị để tránh rơi vào các âm mưu lừa đảo. Với những ưu điểm của phương pháp này, trong tương lai có thể được sử dụng để truy tố tội phạm.
Theo Tạp chí Điện tử / Techxplore
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận