"Virus tin giả" - Chống dịch COVID-19 thời công nghệ

Bảo Ngân
14/04/2020 07:42
D

Virus tin giả đang làm cho công cuộc chống đại dịch COVID-19 của cả thế giới trở nên khó khăn hơn bao giờ khi mức độ lây lan và tàn phá của loại virus này được đánh giá là nguy hiểm hơn cả virus SARS-CoV-2, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.

Thế giới đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ - đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát không biên giới. Tình trạng càng nghiêm trọng hơn khi các nước vừa phải gồng mình ngăn chặn virus SARS-CoV-2, vừa phải đương đầu với “dịch bệnh thời công nghệ”, được đánh giá có sức lây lan và tàn phá nhiều khi còn nguy hiểm hơn SARS-CoV-2 - “virus” tin giả.

"Virus tin giả" còn nguy hiểm hơn SARS-CoV-2

Thông tin thất thiệt, sai sự thật xung quanh dịch COVID-19 đã bùng phát mạnh trên mạng xã hội toàn cầu ngay từ lúc con người chưa đặt tên cho căn bệnh lạ này, và thực tế là “đi nhanh” hơn virus SARS-CoV-2.

"Virus tin giả" còn nguy hiểm hơn SARS-CoV-2.

Khi mới xuất hiện ở Trung Quốc, những thông tin kiểu “virus được chế tạo tại phòng thí nghiệm bí mật ở Vũ Hán”, hay “lây nhiễm qua đường muỗi đốt và đồ ăn Trung Quốc”… đã xuất hiện khắp nơi, phần nào dẫn đến làn sóng kỳ thị người châu Á ở một số nước phương Tây.

Tiếp đó là những thông tin đồn thổi về số ca nhiễm và tử vong, kèm theo hình ảnh “xác người nằm la liệt trên phố”, rồi nơi này nơi kia đã có ca dương tính hay người thiệt mạng.

Tại Italy, giữa tháng 3 vừa qua, trên mạng xuất hiện bức ảnh những dãy quan tài dài lên tới cả trăm chiếc trong một căn phòng lớn với lời chú thích rằng đó là thi thể những người tử vong vì COVID-19 ở vùng tâm dịch Lombardia. Tuy nhiên, thực tế bức ảnh được chụp từ tháng 10/2013 tại đảo Lampedusa, sau thảm kịch chìm tàu chở người di cư châu Phi ngoài khơi Italy.

Mới đây, cơ quan chức năng Việt Nam đã xử lý chủ tài khoản trang Facebook mang tên Nguyễn Sin vì tung tin “đã có người đầu tiên ở Việt Nam tử vong vì COVID-19”. Chỉ sau khoảng một giờ, thông tin thất thiệt này trên trang Facebook Nguyễn Sin đã có hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ….

Những thông tin kiểu như vậy không chỉ làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoảng loạn trong cộng đồng mà còn cản trở công tác phòng chống dịch, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Một hình thức tin giả khác về COVID-19 cũng như “nấm sau mưa” là các biện pháp chữa trị hay phòng ngừa.Hơn 300 người Iran đã tử vong, hơn 1.000 người phải nhập viện do ngộ độc rượu sau khi có thông tin trên mạng rằng uống rượu là phương pháp giúp phòng ngừa COVID-19.

Ở Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, hàng trăm “bài thuốc” thiếu cơ sở khoa học, thậm chí có hại cho sức khỏe đã được đưa lên mạng, từ dùng cây đinh hương tới uống nước tiểu và phân bò. Hồi giữa tháng 2, khoảng 200 tín đồ Hindu giáo ở Ấn Độ đã tổ chức sự kiện uống nước tiểu bò ở thủ đô New Delhi vì tin rằng nó có thể chữa được COVID-19.

Tháng trước, Bộ Y tế Pháp đã phải đăng tuyên bố bác bỏ thông tin trên mạng rằng “cocaine có thể chữa COVID-19”. Ở Việt Nam, đó là uống nước tỏi hay ăn trứng gà, cật dê...

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, chính những loại tin giả như vậy làm dịch bệnh diễn biến tồi tệ hơn bởi những lời khuyên xấu có thể thay đổi cách hành xử của mọi người, khiến họ đối mặt với nhiều nguy cơ lớn hơn. Nghiên cứu phát hiện rằng việc giảm 10% số lời khuyên có hại được lan truyền sẽ giúp giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Nhiều người tung tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý hay được nổi tiếng, có đối tượng thì muốn trục lợi, quảng cáo bán hàng, nhưng cũng không ít kẻ cố ý phao tin thất thiệt, bịa đặt với dụng ý xấu hòng kích động, lôi kéo người dân, thậm chí là chống phá chính quyền. Thông tin chính phủ nước này hay nước kia “che giấu sự thật” về các ca nhiễm bệnh hay “không cứu chữa bệnh nhân” lan tràn.

Mới đây, một số thế lực xấu đã lợi dụng cắt ghép, chỉnh sửa đoạn video phát biểu của một quan chức ở TP HCM, nói rằng “hiện có 43.000 ca nhiễm và hơn 1.000 người tử vong” với dụng ý xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền.

Các chuyên gia an ninh mạng quốc tế đã phát hiện hơn 4.000 trang thông tin giả mạo về COVID-19 do tin tặc lập ra nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và đột nhập chiếm quyền kiểm soát các thiết bị người dùng sử dụng để truy cập.

Thông tin giả về COVID-19 đang tràn ngập trên mọi nền tảng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Twitter, Facebook, YouTube… Cuộc điều tra do Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành cho thấy chỉ trong 3 tuần, từ ngày 20/1 đến 10/2, đã có khoảng 2 triệu mẩu tweet đăng trên Twitter tung tin thất thiệt, lan truyền các thuyết âm mưu, sai lệch về dịch bệnh COVID-19.

Điều này có nghĩa tới 7% trong tổng số các mẩu tweet có nội dung về COVID-19 trên Twitter là tin giả. Thực trạng này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động, buộc chính phủ nhiều nước phải tuyên chiến với “đại dịch” tin giả bằng các biện pháp quyết liệt và mạnh mẽ.

Hình sự hoá làm lây lan "virus tin giả"

Tại châu Á, có thể nói Singapore là một trong những quốc gia tiên phong kiểm soát việc lan truyền thông tin giả về COVID-19 bằng đạo luật Chống thông tin sai trái và thao túng trên mạng.

Luật quy định đối tượng có hành vi phát tán các thông tin sai sự thật có chứa nội dung cố ý gây hại tới lợi ích của công chúng sẽ phải đối mặt với án tù giam lên tới 10 năm.

Chính phủ Thái Lan đã thành lập Trung tâm Chống tin giả để phối hợp với cảnh sát phát hiện, truy tìm và bắt giữ các đối tượng tung tin giả về COVID-19. Việc phát tán tin giả vi phạm Điều 14 (2) của Luật Tội phạm mạng Thái Lan, trong đó quy định hành vi đăng tải hoặc chia sẻ thông tin không có căn cứ trên mạng Internet, gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc hoảng loạn cho công chúng, có thể bị phạt tiền lên đến 100.000 baht (hơn 3.200 USD) và/hoặc phạt tù lên đến 5 năm.

Tại Malaysia, quốc gia 2 năm trước đã hình sự hóa tội tung tin giả trên mạng, hồi cuối tháng 1, cảnh sát đã bắt giữ 6 đối tượng đăng tin sai sự thật về COVID-19 trên mạng xã hội. Giới chức Malaysia coi hành vi tung thông tin sai lệch về nguồn gốc, quy mô và mức độ của dịch bệnh là mối đe dọa đối với an toàn công cộng.

Với nước láng giềng Indonesia, trong tháng qua, ít nhất 8 đối tượng đã bị cảnh sát bắt với cáo buộc vi phạm luật cấm phát tán thông tin sai lệch, có thể phải đối mặt với mức án phạt tù 6 năm.

Campuchia cũng tuyên chiến với nạn tin giả khi thông qua đạo luật riêng, theo đó bất cứ ai đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội hoặc trên các trang web có thể chịu án tù 2 năm và bị phạt tới 1.000 USD.

Trung Quốc khá mạnh tay trong việc kiểm soát thông tin giả liên quan tới dịch COVID-19. Theo Luật Hình sự nước này, hành vi bịa đặt thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh và lan truyền thông tin đó qua các phương tiện truyền thông, gây mất trật tự xã hội sẽ bị kết án tù 3-7 năm nếu gây hậu quả nghiêm trọng, giam giữ hình sự hoặc giám sát công cộng.

Tại Hàn Quốc, cơ quan chức năng cũng xử lý nghiêm hành vi phát tán tin giả về dịch bệnh sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố việc bịa đặt và phát tán thông tin sai lệch về dịch COVID-19 là “hành vi phạm tội nghiêm trọng”.

Riêng trong tháng 3, lực lượng an ninh Iran đã bắt giữ hàng chục đối tượng tung tin đồn trên mạng về dịch bệnh và cảnh cáo 118 người. Gần 70 đối tượng cũng bị bắt giữ ở Thổ Nhĩ Kỳ vì tội danh tương tự.

Tại châu Âu, Nga là một trong những nước đi đầu chống tin giả về COVID-19. Đầu tháng Tư này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành các sửa đổi Đạo luật Vi phạm hành chính (CAO), theo đó sẽ phạt tiền tối đa 10 triệu rubble (tương đương khoảng 126.000 USD) các pháp nhân phát tán qua các phương tiện truyền thông hay Internet thông tin giả đe dọa tới tính mạng, kể cả dịch bệnh.

Ngoài phạt tiền, những cá nhân phát tán tin giả có thể phải nhận án tù lên tới 5 năm. Ngay sau khi ban hành luật, Nga đã khởi tố hình sự vụ tin giả đầu tiên liên quan tới COVID-19.

Trong khi một số nước như Đức, Pháp đã thông qua luật chống tin giả trên mạng xã hội, thì Chính phủ Anh vừa thành lập “biệt đội kiểm soát thông tin sai lệch” nhằm xác định tin tức giả mạo về COVID-19 và yêu cầu các công ty truyền thông xã hội dỡ bỏ.

Chính phủ Mỹ đã đề nghị các công ty công nghệ phối hợp ngăn chặn những thông tin sai sự thật về COVID-19 trên mạng xã hội, sử dụng trí tuệ nhân tạo để sớm phát hiện và loại bỏ những thông tin này trước khi chúng được phát tán rộng rãi.

Nam Phi đã ban hành luật mới, theo đó người tung tin giả về dịch COVID-19 trên các phương tiện truyền thông có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 6 tháng hoặc cả hai.

Trong cuộc chiến chống tin giả về COVID-19, không thể không nói tới vai trò hợp tác của các tập đoàn công nghệ như Microsoft Corp, Facebook, Google và Twitter, từ dỡ bỏ những thông tin giả mạo tới chia sẻ những thông tin chính thống.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lập riêng một tài khoản TikTok để phản bác tất cả những thông tin sai lệch về dịch bệnh COVID-19 và cung cấp cho thanh thiếu niên những thông tin xác thực.

Cuộc chiến chống tin giả liên quan tới COVID- 19 ở Việt Nam cũng đang diễn ra quyết liệt. Theo thống kê của Bộ Công an, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900.000 thông tin liên quan, trong đó rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, kích động về tình hình dịch bệnh.

Riêng trang Facebook của đối tượng Đ.N.Q (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội), người vừa bị xử lý hành vi đưa tin thất thiệt, đã đăng tải gần 300 bài tin bài với nội dung xuyên tạc về tình hình dịch ở Việt Nam.

Hơn 2 tháng qua, lực lượng chức năng Việt Nam đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật về COVID-19, xử phạt vi phạm hành chính hơn 140 người.

Bên cạnh Luật An ninh mạng có hiệu lực 1 năm trước, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2020, quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.

Như hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, bịa đặt sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Công an tỉnh Lâm Đồng cũng vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với một đối tượng về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam bị khởi tố hình sự vì đưa tin sai lệch về COVID-19.

Có thể nói cả thế giới đang trong “hai cuộc chiến” cùng một lúc: chống COVID-19 và chống tin giả về COVID-19. Diễn biến của dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn đang phức tạp, trong khi cuộc chiến với tin giả về COVID cũng khốc liệt không kém.

Cả hai cuộc chiến đều đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các chính phủ, tổ chức, hãng công nghệ... và quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, để thế giới có thể vượt qua cả đại dịch COVID-19 lẫn đại dịch tin giả.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Giải pháp nguồn outdoor giúp giảm chi phí vận hành khai thác (Opex) cho mạng di động

Giải pháp nguồn outdoor giúp giảm chi phí vận hành khai thác (Opex) cho mạng di động

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 1)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 1)

Chuyển đổi số: Những việc cần làm ngay một cách thực chất!

Chuyển đổi số: Những việc cần làm ngay một cách thực chất!

Tin mới cập nhật

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Tin đọc nhiều

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

5G và các thách thức trong thiết kế hệ thống IoT công nghiệp

5G và các thách thức trong thiết kế hệ thống IoT công nghiệp

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

“Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới”

“Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới”

Phát triển các Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam

Phát triển các Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam

Video xem nhiều

Toàn cảnh xác lập kỷ lục Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều xe ô tô nhất năm 2022

Toàn cảnh xác lập kỷ lục Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều xe ô tô nhất năm 2022

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019