TikTok có được giải cứu khi các nhà đầu tư Mỹ mua lại?
Trong chiến dịch giải cứu ứng dụng chia sẻ video Tik Tok, các nhà đầu tư Mỹ được cho là đang có những động thái cụ thể trong tiến trình "nhập tịch" ứng dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới này cùng với kỳ vọng có thể dập tắt những lo ngại của Mỹ.
- Cấm Tik Tok ở Mỹ - Tại sao không?
- Tik Tok và những vấn đề bảo mật khiến các quốc gia không thể "làm ngơ"
- Tik Tok "tham chiến" vào thị trường số hoá doanh nghiệp tại Indonexia
Các nhà đầu tư Mỹ được cho là đang cân nhắc việc mua ứng dụng chia sẻ video Tik Tok của Trung Quốc từ công ty mẹ ByteDance trong nỗ lực “cứu” ứng dụng này ở Mỹ.
Tờ Financial Times dẫn một nguồn tin ẩn danh cho hay một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có các công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia và General Atlantic, đang cân nhắc mua phần lớn cổ phần của Tik Tok.
Hiện công ty mẹ của Tik Tok cũng đang tính đến phương án "chuyển khẩu" ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc để tránh làn sóng tẩy chay từ các nước.
Các nhà đầu tư này đang thảo luận với Bộ Tài chính Mỹ và các cơ quan quản lý khác về việc liệu thu mua cổ phần của Tik Tok có thể dập tắt những lo ngại của Mỹ đối với công ty này hay không.
Thông tin trên được đưa ra giữa bối cảnh Tik Tok đang phải đối mặt với sự giám sát sát sao ở Mỹ. Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng leo thang do có những khác biệt về các vấn đề thương mại, công nghệ, an ninh quốc gia và nhân quyền.
Tik Tok đã từ chối bình luận về thương vụ “bán mình” cho các nhà đầu tư Mỹ, song đề cập đến một thông báo hồi đầu tháng này rằng ByteDance đang cân nhắc thay đổi cơ cấu công ty.
Vào thời điểm đó, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng những thay đổi về cấu trúc của ByteDance có thể bao gồm việc thành lập một trụ sở cho ứng dụng chia sẻ video này ngoài Trung Quốc, hoặc thành lập một ban quản lý mới.
Trong một thông báo ngày 23/7, phát ngôn viên của Tik Tok chia sẻ rằng ByteDance rất tin tưởng vào sự thành công lâu dài của Tik Tok và công ty sẽ công khai các kế hoạch có điều gì cần thông báo. Phản ứng trước tình hình trên, General Atlantic cùng với Sequoia đều từ chối bình luận.
Tik Tok đã cố gắng giữ khoảng cách với công ty chủ quản ở Bắc Kinh trong nhiều tháng. Hồi tháng 5/2020, Tik Tok đã chiêu mộ cựu giám đốc Disney Kevin Mayer làm giám đốc điều hành. Văn phòng chính của Tik Tok được đặt tại Los Angeles và ứng dụng này có văn phòng tại London, Paris, Berlin, Dubai, Mumbai, Singapore, Jakarta, Seoul và Tokyo.
Việc ByteDance bán Tik Tok sẽ là một bước tiến lớn, song điều đó chưa đủ để làm giảm những lo ngại ở Washington, khi các nhà lập pháp và quan chức Mỹ cáo buộc Tik Tok có thể là mối đe dọa an ninh quốc gia bởi nó có thể được Bắc Kinh sử dụng làm công cụ gián điệp. Tik Tok đã bác bỏ những cáo buộc đó.
Ngoại trưởng Mike Pompeo và các quan chức Mỹ khác cho biết đang cân nhắc việc cấm Tik Tok. Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm các nhân viên liên bang sử dụng Tik Tok trên các thiết bị do chính phủ cấp. Wells Fargo đã yêu cầu nhân viên của mình gỡ ứng dụng Tik Tok khỏi các thiết bị của công ty. Tik Tok cũng chịu sức ép ở nhiều quốc gia khác.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận