Triệu tập 'hot' Facebooker đăng hơn 200 bài sai sự thật liên quan COVID-19
Facebooker Đ.N.Q. khai nhận đã thu thập thông tin "nóng" về tình hình dịch bệnh COVID-19 từ nhiều nguồn chưa được kiểm chứng, sau đó, chỉnh sửa, lồng ghép quan điểm cá nhân tạo thành tin thất thiệt rồi đăng tải lên mạng xã hội.
- Tin giả - Loại virus internet nguy hiểm gấp nhiều lần sinh học
- Ông lớn công nghệ "toát mồ hôi" xử lý tin giả về virus corona
- Fake news - Cuộc chiến chống vấn nạn tin giả không còn của riêng ai
Đ.N.Q. tại cơ quan công an - Ảnh: công an cung cấp
Ngày 27/3, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết đã tiến hành triệu tập anh Đ.N.Q. (trú tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), là một chủ tài khoản Facebook có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội để làm rõ về hành vi đăng thông tin vi phạm pháp luật.
Theo đó, từ tháng 2/2020 đến nay, Facebook "Đ.N.Q." đã đăng tải gần 300 bài viết liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nhiều địa phương trên cả nước.
Độ thông tin thường được đưa lớn hơn thông tin công bố chính thức của Bộ Y tế và trung bình mỗi bài viết có từ vài trăm đến hàng nghìn lượt thích, chia sẻ, bình luận đã trở thành "điểm nóng".
Nguồn phát tán thông tin thất thiệt thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trên mạng xã hội thời gian qua.
Qua đấu tranh, Đ.N.Q. khai nhận đã thu thập thông tin "nóng" về tình hình dịch bệnh COVID-19 từ nhiều nguồn chưa được kiểm chứng. Sau đó, chỉnh sửa, lồng ghép quan điểm cá nhân tạo thành tin thất thiệt.
Đ.N.Q đã phải gỡ bỏ 216 bài viết với nội dung thông tin chưa được kiểm chứng và bài viết có chứa bình luận với nội dung xuyên tạc, đưa tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đang khẩn trương củng cố tài liệu để xử lý nghiêm hành vi vi phạm của Đ.N.Q. và những người có liên quan.
Ngoài ra, tiếp tục phối hợp công an các đơn vị, địa phương và cơ quan chức năng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp đăng tải tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận