Trung Quốc thử nghiệm thành công truyền dữ liệu mã hoá từ không gian về trái đất
Theo kết quả thử nghiệm mới đây ở Trung Quốc, các nhà khoa học nước này đã tạo ra bước đột phá trong việc chuyển tải dữ liệu được mã hoá từ máy tính lượng tử ngoài không gian về trái đất nhanh và an toàn.
- Bộ TT&TT hỗ trợ Bắc Kạn xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP của tỉnh
- Hãng sản xuất camera an ninh giá rẻ Wyze làm lộ dữ liệu 2,4 triệu khách hàng
Vệ tinh thử nghiệm lượng tử quy mô vũ trụ (QUESS) của Trung Quốc đã thành công trong việc truyền dữ liệu mã hóa về một trạm lượng tử di động trên mặt đất đầu tiên trên thế giới tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc).
Theo Tân hoa xã, trạm di động trên mặt đất đã kết nối tín hiệu với QUESS vào lúc 23h31 ngày 1/1, khi vệ tinh này ở vị trí cách mặt đất khoảng 500km. Cuộc thử nghiệm diễn ra thành công sau khi trạm mặt đất nhận được dữ liệu mã hóa từ vệ tinh trong gần 8 phút.
Vệ tinh QUESS, có nickname là "Micius", đặt theo tên của nhà vật lý và khoa học người Trung Quốc từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, được thiết kế để lập hệ thống giao tiếp "không thể hack" trong kỷ nguyên giám sát toàn cầu bằng cách truyền tải key mã hóa không thể phá vỡ từ ngoài vũ trụ tới mặt đất. Trung Quốc đã phóng QUESS lên quỹ đạo lượng tử ngày 16/8/2016 để thử nghiệm những định luật cơ bản về cơ học lượng tử trong không gian.
Trạm mặt đất được sử dụng trong việc phóng QUESS nặng hơn 10 tấn. Các nhà nghiên cứu đã rất cố gắng giảm trọng lượng này. Trạm lượng tử di động trên mặt đất, trạm đầu tiên như vậy trên Trái Đất, nặng hơn 80kg, do Đại học Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc phối hợp với công ty công nghệ lượng tử QuantumCTek và Viện Công nghệ lượng tử Tế Nam chế tạo. Phiên bản di động của mới nhất này có thể được lắp đặt trên một thiết bị và chi phí vận hành sẽ giảm đáng kể.
Mạng thông tin lượng tử thử nghiệm tại Tế Nam đã kết nối với mạng truyền tốc độ cao Bắc Kinh - Thượng Hải, trở thành mạng thông tin lượng tử truyền tốc độ cao. Việc vệ tinh giao tiếp lượng tử truyền dữ liệu về Trái Đất đánh dấu một cột mốc trong thế hệ mã hóa mới, dựa trên "mật mã lượng tử". Trung Quốc hy vọng có thể xây dựng được hệ thống giao tiếp dựa trên mật mã lượng tử toàn cầu vào năm 2030.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận