TSMC kéo Sony vào công cuộc giải cứu Nhật Bản khỏi khủng hoảng chip bán dẫn
Để giải quyết khủng hoảng chip nhớ toàn cầu cùng với đó là việc đứt gãy chuỗi cung ứng, TSMC thực hiện mở rộng sản xuất tại thị trường Nhật Bản với sự hỗ trợ đến từ Sony trong liên doanh giữa hai 'ông lớn' này.
- Bản tin cổ phiếu công nghệ 16/10: TSMC đang 'bay cao'
- Nhật Bản hợp tác TSMC để giải quyết 'khủng hoảng' chip bán dẫn
- TSMC 'doạ' tăng giá chip - Ngành công nghiệp ô tô đứng trước nguy cơ 'khủng hoảng kép'
Theo đó, nhà xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) ngày 9/11 thông báo sẽ hợp tác với tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản Sony để xây dựng một nhà máy mới trị giá 7 tỉ USD tại Nhật Bản, trong bối cảnh tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu đang diễn ra gây khó khăn cho việc sản xuất mọi thứ từ ô tô đến TV và máy chơi trò chơi điện tử cầm tay.
Hồi đầu tháng này, TSMC đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy đầu tiên của mình tại Nhật Bản, trong đó dự kiến việc xây dựng sẽ bắt đầu vào năm 2022. Nhưng đến ngày 9/11, TSMC mới cung cấp thêm thông tin chi tiết, trong đó có chi phí ban đầu cho nhà máy dự kiến tổng cộng 7 tỉ USD.
Sony sẽ là "trợ thủ" đắc lực giúp TSMC tiếp cận thị trường chip nhớ Nhật Bản.
TSMC cho biết Chính phủ Nhật Bản đang đưa ra "sự hỗ trợ mạnh mẽ", nhưng không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể nào. Các báo cáo truyền thông địa phương đưa tin Chính phủ Nhật Bản đang xem xét đầu tư hơn 4 tỉ USD vào nhà máy này.
TSMC cho biết hãng đang hợp tác với Sony Semiconductor Solutions (SSS) Corporation, một công ty con của Sony, để xây dựng nhà máy trên, được dự kiến đặt tại tỉnh Kumamoto, miền Nam Nhật Bản.
TSMC và SSS sẽ thành lập một công ty con chung tại Nhật Bản, trong đó SSS nắm giữ chưa đến 20% cổ phần cho khoản đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh toàn cầu thiếu hụt chất bán dẫn do nhu cầu tăng cao trong giai đoạn dịch bệnh, cùng với khó khăn về nguồn cung. Nhà máy mới xây dựng ở Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất trước năm 2024.
Trong một thông báo, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SSS Terushi Shimizu cho biết mặc dù tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên thế giới dự kiến sẽ còn kéo dài, song SSS hy vọng quan hệ đối tác với TSMC sẽ góp phần đảm bảo nguồn cung sản phẩm ổn định không chỉ cho SSS mà còn cho toàn ngành.
Theo TSMC và SSS, nhà máy mới dự kiến có công suất sản xuất mỗi tháng là 45.000 tấm wafer (vi mạch 12 inch và sẽ trực tiếp tạo ra khoảng 1.500 việc làm.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận