Nhật Bản hợp tác TSMC để giải quyết 'khủng hoảng' chip bán dẫn
Để tím kiếm giải pháp giải quyết khủng hoảng chup bán dẫn toàn cầu và tái thiết lại nền sản xuất sản phẩm đặc biệt này trong nước, Nhật Bản đã tìm đến nhà sản xuất TSMC trong dự án có giá trị tới 37 tỉ yen.
- 'Khủng hoảng' chip bán dẫn toàn cầu đã 'thổi bay' 110 tỉ USD của ngành công nghiệp ô tô
- Big data - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng quốc gia số trong "khủng hoảng" chip bán dẫn của Nhật Bản
- Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cáo buộc Trung Quốc gây khủng hoảng nợ ở nhiều nước
Theo hãng tin Kyodo, khoảng 20 công ty của Nhật Bản sẽ phối hợp với TSMC trong dự án trị giá 37 tỉ yen, trong đó Chính phủ Nhật Bản sẽ đóng góp khoảng 19 tỉ yen (173 triệu USD).
TSMC là công ty sở hữu những nhà máy sản xuất chip lớn nhất và hiện đại nhất trên thế giới. Dự án hợp tác với TSMC được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhật Bản trong lĩnh vực quan trọng này.
Chính phủ Nhật Bản cũng đang nỗ lực cải thiện khả năng cạnh tranh của các công ty nội địa trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các chất bán dẫn vốn rất cần thiết cho các mạng lưới viễn thông thế hệ mới và sản xuất xe tự hành.
Thông qua thoả thuận hợp tác với TSMC Nhật Bản còn mong muốn tìm lại "ánh hào quang" năm nào trên thị trường chip bán dẫn.
Hoạt động nghiên cứu sẽ tập trung đặc biệt vào công nghệ lắp ráp chip 3D, giúp tạo ra những bộ phận nhiều chi tiết hơn nhưng kích thước vẫn nhỏ gọn.
Các cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu sẽ được khởi công xây dựng trong mùa Hè này tại Viện khoa học và công nghệ công nghiệp tiên tiến quốc gia Nhật bản ở Tsubuka, gần thủ đô Tokyo.
Dự án sẽ chính thức được triển khai trong năm 2022. Trong số các công ty Nhật Bản tham gia dự án có các công ty hóa chất như Asahi Kasei, Mitsui Chemicals và Sumitomo Chemical.
Chất bán dẫn là một bộ phận quan trọng trong các thiết bị điện tử hiện đại như điện thoại thông minh, điều khiển điện tử và xe ô tô. Hiện nguồn cung chip toàn cầu đang thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất ô tô.
Nguồn cung chip trở nên khan hiếm do nhu cầu các thiết bị điện tử trong nhà sử dụng chất bán dẫn tăng vọt khi các biện pháp giãn cách xã hội trong thời gian đại dịch COVID-19 khiến người dân phải ở nhà nhiều hơn.
Cuộc khủng hoảng chip càng trầm trọng hơn do thời tiết khắc nghiệt tại Mỹ, Đài Loan và một vụ hỏa hoạn tại nhà sản xuất chip Renesas của Nhật Bản khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn.
Trong khi đó, cuộc đua củng cố chuỗi cung ứng chip toàn cầu đang ngày càng gay gắt, với ngày càng nhiều nước đầu tư mạnh tay vào xây dựng cơ sở sản xuất trong nước để bảo đảm số hóa nền kinh tế.
Và bối cảnh hiện nay của Nhật Bản đang dần thất thế trước các đối thủ khác như Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc) trong những năm gần đây, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản dự kiến sẽ sớm công bố chiến lược cải thiện năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận