5 công nghệ sẽ thay đổi cuộc sống con người mà có thể bạn chưa biết?
Công nghệ đang ngày càng có những đóng góp to lớn hơn trong đời sống con người, công nghệ mới không chỉ góp phần làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn mà thực tế còn làm thay đổi cách chúng ta sống mỗi ngày. Dưới đây là 5 công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta mà có thể bạn chưa biết.
- Công nghệ AR có vai trò lớn trong việc mua sắm online hiện nay
- 10 xu hướng năng lượng tác động đến tương lai công nghệ thế giới trong 5 năm tới
- 5G và các xu hướng công nghệ đang tạo ra thế hệ tiêu dùng mới
1. Viên uống Insulin: Đây là thành quả của các nhà nghiên cứu Canada đang nghiên cứu để thay thế thuốc tiêm cho những người mắc bệnh tiểu đường. Insulin dạng viên có thể giúp giá thuốc phải chăng hơn, ít gây khó chịu cho người bệnh hơn, dễ dàng hơn trong việc vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, việc sản xuất viên uống sẽ giảm thiểu chất thải y tế so với ống tiêm Insulin truyền thống.
Các phiên bản trước đây được phát triển bởi Anubhav Pratap-Singh và nhóm của ông có tác dụng chậm hơn và cần liều lượng cao hơn so với dạng tiêm. Trong các thử nghiệm trên loài gặm nhấm được công bố trên tạp chí Scientific Reports, một viên thuốc mới được phát minh để hòa tan trong miệng đã được gan hấp thụ hoàn toàn mà không làm mất tác dụng của thuốc trong dạ dày. “Chúng tôi tin mình đang đi đúng hướng trong việc phát triển một công thức insulin gọn nhẹ, tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho hơn chín triệu bệnh nhân tiểu đường loại 1 trên khắp thế giới”- Pratap Singh chia sẻ.
2. Kính hiển vi rẻ nhất thế giới: Có tên gọi Foldscope - kính hiển vi mạnh mẽ được làm từ giấy. Manu Prakash và Jim Cybulski là hai nhà kỹ thuật sinh học từng làm việc cho Đại học Stanford, đã cùng nhau sáng tạo một chiếc kính hiển vi từ giấy. Trên thực tế, kính hiển vi có thể có giá hàng chục nghìn, thậm chí nửa triệu đô la. “Chúng tôi muốn chế tạo một chiếc kính hiển vi với mức giá 1 đô la và đưa khoa học dễ dàng tiếp cận mọi người hơn” - Manu Prakash cho biết.
Thiết kế của thiết bị này bao gồm: giấy không thấm nước, một thấu kính thủy tinh hình cầu có thể phóng đại 140 lần (đủ để quan sát được các tế bào máu và vi khuẩn), một nam châm có khả năng cố định vị trí ống kính, giúp người dùng dễ dàng ghi lại hình ảnh. Foldscope được nhận giải thưởng Ngỗng Vàng năm 2022 của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Hoa Kỳ.
3. Robot hoá côn trùng: Côn trùng cyborg được cấp năng lượng từ pin sạc gắn với pin mặt trời. Nhóm nghiên cứu Tiên phong thuộc Viện RIKEN (RIKEN CPR) của Nhật Bản đã thiết kế một hệ thống để tạo ra gián cơ khí hóa (hay còn gọi là gián cyborg) với hy vọng chúng có thể được sử dụng để cứu người ở những khu vực xảy ra thảm họa. Tuy nhiên, thời lượng pin của thiết bị là một vấn đề đáng lưu ý.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc phát triển một chiếc "ba lô" đặc biệt và các module pin mặt trời hữu cơ siêu mỏng cho phép những chú gián có thể di chuyển dễ dàng. Họ đã thiết kế một mô-đun 3D để giữ cơ chế kiểm soát của côn trùng. Sau đó, họ thiết kế một module năng lượng mặt trời siêu mỏng, linh hoạt và gắn ở mặt sau của bụng (phía dưới, về phía đuôi). Quan sát thấy hình dạng phần bụng của côn trùng thay đổi khi di chuyển, họ dán các phần của tấm mô-đun, cho phép nó dính và đồng thời uốn cong theo phần lưng của côn trùng.
Kenjiro Fukuda, tác giả của bài báo trên npj Flexible Electronics cho biết: “Vì sự biến dạng bụng không chỉ xảy ra ở gián, nghiên cứu của chúng tôi có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các loài côn trùng khác như bọ cánh cứng, hoặc thậm chí là côn trùng bay như ve sầu trong tương lai”.
4. Tái sử dụng chất thải nhựa mới: Là thành quả của nhóm nghiên cứu của WSU. Họ đã sử dụng chất thải nhựa PLA để tạo ra một loại nhựa chất lượng cao dùng trong công nghệ in 3D.
Theo đó, các nhà nghiên cứu của Đại học bang Washington đã tìm ra một phương pháp biến nhựa khó tái chế thành “mực” cho máy in 3D. Có khoảng 300.000 tấn axit polylactic (PLA) được sử dụng mỗi năm để sản xuất đồ dùng bằng nhựa và bao bì thực phẩm. Mặc dù có thể phân hủy sinh học về mặt kỹ thuật, nhựa PLA có thể tồn tại một năm trong môi trường nước, 100 năm trong bãi chôn lấp rác thải và không thể tái chế.
Yu-Chung Chang, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Với dự án này, chúng tôi muốn đảm bảo rằng khi bắt đầu sản xuất nhựa PLA ở quy mô hàng triệu tấn, sẽ có cách giảm thiểu rác thải và ô nhiễm môi trường”.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại hóa chất có tên aminoethanol để phân hủy nhựa thành các monome - các khối cấu tạo của polyme. Họ đã sử dụng những thứ đó để tạo ra một loại nhựa thông dụng được sử dụng cho in 3D. Toàn bộ quá trình được thực hiện ở nhiệt độ ôn hòa với thời lượng chỉ trong 48 giờ. Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể áp dụng phương pháp này cho PET - một loại nhựa phổ biến và là nguồn ô nhiễm chính của môi trường.
5. Mạng 5G: Tại Hội nghị chuyên đề EDGE năm 2022 của GE Research, với sự có mặt của hơn 500 nhà lãnh đạo tư tưởng hàng đầu và các bên liên quan từ các ngành công nghiệp, chính phủ và học viện đang tham dự, Justin John, Giám đốc Công nghệ Điều hành của Nhóm Kiểm soát & Tối ưu hóa tại GE Research đã có bài phát biểu mở đầu để khai mạc.
Theo John, “Menlo” được đặt theo tên phòng thí nghiệm nổi tiếng của Thomas Edison, thuộc nhà máy Sáng chế ở Menlo Park, NJ. Đây là nền tảng siêu máy tính mới được xây dựng dựa trên sự thành công của Breeze - nền tảng trước đó của Phòng thí nghiệm. Menlo đã được hợp tác phát triển với Hewlett Packard Enterprise (HPE) cũng như Advanced Micro Devices (AMD) và được đưa vào sử dụng trên các sản phẩm và công nghệ siêu máy tính HPE’s Cray thế hệ mới nhất.
Sau khi được đưa vào sử dụng, Menlo sẽ hỗ trợ các phương pháp phát triển sản phẩm kỹ thuật số Lean mới cũng như các phát triển khoa học đột phá khác trong lĩnh vực hàng không, năng lượng và chăm sóc sức khỏe với tốc độ, độ chính xác và độ trung thực vượt trội. Menlo cũng đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy quá trình nghiên cứu siêu máy tính mạnh nhất thế giới do Phòng thí nghiệm Quốc gia Hoa Kỳ điều hành.
Trong những năm qua, các nhà khoa học và kỹ sư của GE đã thực hiện phần lớn nghiên cứu trên các siêu máy tính của Phòng thí nghiệm Quốc gia trong các lĩnh vực như động cơ đốt cháy và thiết kế khí động học thành các thiết kế động cơ máy bay, tuabin khí và năng lượng gió hiệu quả hơn bằng cách sử dụng tài nguyên siêu máy tính nội bộ.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận