10 xu hướng năng lượng tác động đến tương lai công nghệ thế giới trong 5 năm tới
Công nghệ đang làm thay đổi cuộc sống kèm theo đó là những yêu cầu mới về năng lượng đã được Huawei tổng quát trong 10 xu thế cùng với đó là giải pháp ứng dụng công nghệ trong việc sử dụng và quản lý hiệu quả năng lượng.
- "Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021" thúc đẩy phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng
- Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030
- Máy bay chạy bằng năng lượng xanh sẽ cất cánh vào năm 2023
Tại Hội nghị Quốc gia lần thứ XXIV về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin, phát biểu trong diễn đàn “Make in Vietnam, Tư duy đổi mới và Thực tiễn sáng tạo”, ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam đã chia sẻ xu hướng chuyển đổi năng lượng đến năm 2025.
Trước những thách thức của đại dịch trong thời gian gần đây, rất nhiều công nghệ mới được phát triển để ứng phó với khó khăn, từ đó đã thay đổi hoạt động của nhiều ngành nghề, tác động không nhỏ đến hành vi của con người: từ học tập và làm việc từ xa, đến mua sắm trực tuyến, trải nghiệm giải trí thực tế ảo,…
Phần trình bày của Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam Lê Nho Thông tại REV-ECIT 2021 với chủ đề "Make in Vietnam: Tư duy đổi mới và Thực tiễn sáng tạo".
Các công nghệ 5G, AI, điện toán đám mây dần trở nên quen thuộc, không chỉ ở các khu đô thị lớn mà còn được ứng dụng vào các hoạt động ở những môi trường đặc thù như nơi có nhiệt độ cao/thấp bất thường, ngoài khơi xa, những khu vực không có lưới điện,… Điều này dẫn đến mức tiêu thụ điện ngày càng tăng mạnh, gây ra thiếu hụt điện năng, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.
Trong khi đó, thế giới đang hướng đến năng lượng xanh, giảm thiểu carbon, bảo vệ môi trường. Chính vì thế, điều cần thiết lúc này là những giải pháp chuyển đổi năng lượng hiệu quả, đạt mục tiêu trung hòa carbon hòa carbon vào năm 2050.
“Được xem là kỷ nguyên chuyển đổi năng lượng, Huawei nhận định từ đây đến năm 2025, sẽ có nhiều xu hướng sử dụng năng lượng mới trong lĩnh vực viễn thông, trong đó có: số hoá năng lượng, mạng lưới viễn thông “không carbon”, thay thế pin lead-acid bằng pin Lithium, ứng dụng 5G trong đời sống, đa dạng hóa nguồn năng lượng, hệ thống xe hơi tự lái,… nhằm mang lại hiệu quả cao hơn và đáng tin cậy hơn”, ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam, cho biết. “Với định hướng Quyền truy cập mở - Nhận thức đa chiều - Số hoá toàn diện (Open access - Holographic perception - Comprehensive digitalization), Huawei cũng đã mang đến những giải pháp công nghệ mới và đạt được những hiệu quả tốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng, đặc biệt trong đó có các giải pháp cung cấp nguồn điện tại chỗ cho các trạm thu phát sóng 5G, ATM ngân hàng, trường học, các khu vực thiếu lưới điện, thay thế giải pháp máy phát điện truyền thống”.
Các giải pháp số hoá năng lượng của Huawei triển khai đã mang lại hiệu quả cao trong việc phân phối nguồn năng lượng thông minh, có thể kiếm soát từ xa, tiết kiệm chi phí vận hành.
Huawei tập trung vào việc tăng cường năng lượng xanh, bảo vệ môi trường thông qua các thiết bị lưu trữ năng lượng, nâng cao số hoá module PV cải thiện quá trình sản xuất điện, ứng dụng IoT trong thời gian thực nhằm cải thiện độ tin cậy cung cấp điện,… Những dự án áp dụng giải pháp chuyển đổi năng lượng của Huawei trên thế giới đã cho thấy tính hiệu quả thực tiễn.
Tại Tây Ban Nha, Huawei đã giúp giảm 3,2 tấn carbon/năm với giải pháp tiếp cận năng lượng mặt trời thông minh; loại giảm 81% chi phí hoạt động (OPEX) cho doanh nghiệp khi giúp loại bỏ máy phát diện diesel tại Pakistan;…
Cùng với việc số hoá năng lượng, Huawei còn cho thấy xu hướng sử dụng pin Lithium trong lưu trữ điện năng, bắt đầu ứng dụng từ năm 2011 cho các dự án viễn thông tại Pakistan, Paraquay, Hà Lan, khu vực Mỹ Latinh, Nhật Bản, Trung Quốc,… và đạt gần 3GWh toàn cầu năm 2019, mang lại giá trị cao hơn, tiết kiệm chi phí đầu tư, mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị sử dụng.
Xu thế năng lượng của thế giới được Huawei Việt Nam tóm lược trong 10 xu thế trọng tâm.
Huawei không chỉ ứng dụng 5G trong viễn thông mà còn mở rộng ứng dụng đa ngành từ giáo dục, môi trường, hàng không, đường sắt, dầu khí, truyền thông, an toàn công cộng, tài chính, y tế,… đến các hoạt động trong hộ gia đình thông qua giải pháp cung ứng điện linh hoạt.
Cùng với năng lực ICT hàng đầu thế giới, Huawei đã phát triển các công nghệ đa dạng hoá, mang đến thêm nhiều lợi ích với các giải pháp nguồn điện tích hợp khi giảm được không gian lưu trữ, cung cấp hệ thống kiểm soát nhiệt độ thông minh, nguồn dự phòng đáng kin cậy, bảo đảm an toàn an ninh mạng dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, Huawei cũng sử dụng AI trong lĩnh vực năng lượng nhằm gia tăng khả năng tính toán, chủ động tự lọc thông tin, xác định và xử lý vấn đề nhanh chóng.
Huawei NetCo là một giải pháp được Huawei sử dụng AI dựa trên phân tích dữ liệu lớn, nhằm giúp phục hồi khả năng cung cấp nguồn điện, hỗ trợ đưa ra đề xuất, tư vấn đầu tư chính xác, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Hướng tới kiến trúc đa mô hình, Huawei xây dựng một hình thức toàn diện eMIMO Power, trong đó sẽ ứng dụng 5G power 2.0 trong lập trình thông minh, gia tăng mật độ năng lượng, cho hiệu suất cao.
Trong tương lai, Huawei dự kiến không chỉ ứng dụng mô hình này trong lĩnh vực viễn thông mà còn cho các ngành công nghiệp khác như: giám sát đường ống dẫn khí/dầu, kiểm soát động đất, quản lý lưu lượng trên đường cao tốc, bảo vệ môi trường / giám sát chất lượng nước, cảnh báo phòng chống cháy rừng,…
“Huawei luôn theo dõi, dự đoán và nỗ lực để đón đầu những xu hướng chuyển đổi năng lượng, từ đó sẵn sàng đưa ra những giải pháp hiệu quả và nhanh chóng. Thông qua những sáng tạo và không ngừng phát triển công nghệ, Huawei mong muốn sẽ mang các công nghệ kỹ thuật số giúp chuyển đổi năng lượng một cách an toàn và hiệu quả đến với mọi người.” - Ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam, chia sẻ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận