Chủ tịch JEBO: Sẽ đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây
Theo thông tin mới nhất được phát ra từ Tổ chức Xúc tiến thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) cho biết như trên và sẽ cho Hà Nội thuê lại khi dự án thành công, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ để TP vận hành và quản lý.
- Liệu công nghệ Nano-Bioreactor có "thất bại" như Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục nói?
- Tiến sĩ người Nhật Bản gội đầu giữa sông Tô Lịch sau khi được xử lý bằng Công nghệ Nano-Bioreacter
- Nano Bioreactor sẽ được khẳng định bằng hành động tắm của chuyên gia trước khi lấy mẫu
Sau khi thí điểm thành công về việc chứng minh mô phỏng xử lý trong 24 giờ lượng nước thải chảy liên tục vào khu quây theo tỉ lệ thực tế trên sông Tô Lịch được xử lý bằng công nghệ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng nước đạt quy chuẩn hiện hành của Việt Nam (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).
Phương án xử lý nước thải dự kiến triển khai tại Hồ Tây
Phương án xử lý nước thải dự kiến triển khai tại sông Tô Lịch.
Theo những kết quả được báo cáo tại buổi làm việc giữa UBND TP Hà Nội với Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, thì tổ chức này đã có những báo cáo cụ thể về kết quả thí điểm tại sông Tô Lịch và một góc của Hồ Tây.
TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, trong đợt thí điểm chứng minh Công nghệ xử lý của Nhật Bản lần này, kết quả cho thấy 6/6 mục tiêu như dưới dây đều đạt.
Khi thực hiện Dự án thí điểm trên sông Tô Lịch đạt được thứ nhất là chứng minh việc xử lý triệt để tận gốc mùi hôi thối (ở cấp độ phân tử), khu vực lắp đặt thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor mùi hôi thối gần như không còn.
Tiếp đó là chứng minh việc phân hủy tận gốc một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông tại khu vực thí điểm thành CO2, H2O mà không cần nạo vét cơ học; thứ ba là chứng minh mô phỏng theo xử lý trong 24 giờ lượng nước thải chảy liên tục vào khu quây theo tỉ lệ thực tế trên sông Tô Lịch được xử lý bằng công nghệ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng nước đạt quy chuẩn hiện hành của Việt Nam.
Đàn cá Koi (Cá chép Nhật Bản) sinh trưởng tốt trong môi trường nước đã được lọc bằng công nghệ Nano-Bioreactor.
Bên cạnh đó là bảo tồn hệ sinh thái, cá, thủy sinh phát triển tốt như việc Dự án đã thả cá Koi và cá chép trong khu vực thí điểm và đàn cá này vẫn sinh trưởng tốt trong suốt thời gian được thả cho đến khi kết thúc thí điểm tại địa điểm này.
Cũng tại buổi làm việc này, Chủ tịch JEBO cũng đã khảng định sẵn sàng Đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây chỉ khi nào thành công mới cho Hà Nội thuê lại, đồng thời sẽ chuyển giao để TP quản lý và vận hành.
TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại và Môi trường Nhật Bản.
Đồng thơi Tổ chức này cũng khảng định sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học tại Bộ TN&MT của Việt Nam để đưa ra các “Giải pháp xử lý tận gốc triệt để các “dòng sông chết, ao hồ ô nhiễm” và ứng dụng của Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản và xử lý nước thải chăn nuôi trong thời gian tới.
Từ đó giúp xử lý triệt để tận gốc mùi hôi thối, ỗ nhiễm môi trường cho người dân Việt Nam cạnh các sông hồ ô nhiễm bớt khổ cũng như góp phần giúp ngành nuôi trồng thủy hải sản như tôm, cá tra,...của Việt Nam cải thiện cách nuôi không cần dùng hóa chất để xử lý nước đầu vào, không cần định kỳ nạo vét bùn đáy ao nuôi...nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường khó tính như Hoa Kỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Đặc biệt, công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản còn là giải pháp để xử lý triệt để ô nhiễm các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đảm bảo không còn mùi hôi thối và chất lượng nước đầu ra đạt quy chuẩn về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra môi trường.
TS Tadashi Yamamura nhận định, "Về lâu dài, khi Việt Nam các bạn có điều kiện về kinh tế, các bạn vẫn nên hoàn thiện hệ thống thoát nước đô thị, xây dựng các hệ thống cống bao, thu gom tách nước thải từ nguồn đưa về các Nhà máy XLNT tập trung và ra quy định về bắt buộc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải từ các hộ gia đình (Tiếng nhật là Jokaso) để xử lý từ nguồn như tại Nhật Bản chúng tôi".
Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản có các ưu điểmChi phí đầu tư ban đầu thấp chủ yếu gồm hai hạng mục hệ thống máy Nano và vật liệu sinh học Bioreactor, hệ thống bể ngầm bằng vật liệu FRP tiện lắp đặt dưới lòng đất. Không yêu cầu nhân lực quản lý vận hành lớn. Chi phí tiền điện vận hành nhà máy nhỏ do sử dụng hệ thống các bơm có công suất chỉ vài kW (nhỏ hơn công suất hàng chục, hàng trăm kW đang dùng trong các Nhà máy XLNT tập trung) Xử lý triệt để tận gốc mùi hôi thối (ở cấp độ phân tử), công nghệ Nano-Bioreactor đảm bảo dòng sông ô nhiễm khi được xử lý sẽ không còn mùi hôi, thối bốc lên chỉ trong thời gian rất ngắn từ 1~3 ngày. Phân hủy tận gốc bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông chết, ao hồ ô nhiễm thành CO2, H2O mà không cần áp dụng các biện pháp nạo vét cơ học (Dĩ nhiên, các chất vô cơ như đá, sỏi,... thì không phân hủy được). Xử lý tận gốc tại chỗ trong ngày(24h) nước thải từ nguồn rồi mới xả vào sông nước đạt QCVN bằng bể ngầm trong lòng đất. Xử lý tận gốc tại chỗ tạo ra nước đạt QCVN, dùng làm nguồn cấp bổ cập tại chỗ cho các “dòng sông chết, ao hồ ô nhiễm”. Bảo tồn hệ sinh thái, cá, thủy sinh phát triển tốt. Do công nghệ Nano-Bioreactor có 2 nguồn tạo ra oxy hòa tan trong nước nên mặc dù mưa lớn, thay đổi thời tiết đột ngột nhưng cá sẽ không bị chết vì thiếu oxy như một số công nghệ khác. Đặc biệt, hiệu quả ổn định trong hàng chục năm, không bị tái ô nhiễm. Số lượng vi khuẩn, vi sinh vật có hại giảm, vi sinh vật có lợi tăng. Đặc biệt xử lý được giảm triệt để các khuẩn E.coli, coliform là nguyên nhân gây các bệnh về đường ruột cho người dân sống gần các dòng sông ô nhiễm, mang lại một dòng sông an toàn. Hệ thống xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm thứ cấp (không dồn chất ô nhiễm xuống hạ lưu, không nạo vét bùn mang đi nơi khác gây ô nhiễm tại khu vực đổ thải). Không cần tốn chi phí xây dựng hàng chục, hàng trăm km cống bao thu gom, chi phí giải phóng mặt bằng... Thời gian thi công ngắn, hiệu quả đạt nhanh (tùy quy mô dự án). Công suất xử lý thiết kế ban đầu đáp ứng với lưu lượng thải có thể thay đổi trong tương lai lên hàng vài chục lần do quá trình đô thị hóa dẫn đến dân số tăng lên. Đặc biệt, với hình thức xử lý là “Nhà máy XLNT đặt trong lòng sông, hồ...” nên dễ tăng công xuất xử lý bằng cách tăng thêm số máy mà không phải giải phóng mặt bằng khi lượng nước thải xả vào khu xử lý tăng. Góp phần làm giảm ô nhiễm không khí hiện đang ở mức cao, do cũng có một phần ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm từ sông Tô Lịch bay lên. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận