Liệu công nghệ Nano-Bioreactor có "thất bại" như Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục nói?
Công nghệ Nano-Bioreactor đã được thí điểm tại sông Tô Lịch và góc Hồ Tây đã đạt được những kết quả nhất định với những chỉ số gây ô nhiễm môi trường giảm đáng kể như mùi hôi thối giảm 200 lần, nước khu xử lý thả cá Koi thì vi khuẩn có hại Coliform giảm hơn 61 triệu lần, E.coli giảm 1100 lần.
- Công nghệ Nano Bioreactor biến nước sông Tô Lịch thành nước có thể tắm
- Công nghệ Nano-Bioreacter hoạt động thế nào?
- Nano Bioreactor sẽ được khẳng định bằng hành động tắm của chuyên gia trước khi lấy mẫu
Thông tin từ Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, trong buổi họp đánh giá về kết quả Dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch do Chủ tịch UBND Hà Nội chủ trì ngày 29/10, kết luận của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, TP còn đang giao Sở Xây dựng phối hợp tiếp tục triển khai làm mở rộng thêm 1 ao tù để tiếp tục đánh giá hiệu quả của công nghệ.
Đàn cá Koi và cá chép được thả tại khu vực thí điểm trên sông Tô Lịch.
Theo những kết quả được báo cáo tại buổi làm việc giữa UBND TP Hà Nội với Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, thì tổ chức này đã có những báo cáo cụ thể về kết quả thí điểm tại sông Tô Lịch và một góc của Hồ Tây.
TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, trong đợt thí điểm chứng minh Công nghệ xử lý của Nhật Bản lần này, kết quả cho thấy 6/6 mục tiêu như dưới dây đều đạt. Khi thực hiện Dự án thí điểm trên sông Tô Lịch đạt được thứ nhất là chứng minh việc xử lý triệt để tận gốc mùi hôi thối (ở cấp độ phân tử), khu vực lắp đặt thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor mùi hôi thối gần như không còn.
TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản.
Tiếp đó là chứng minh việc phân hủy tận gốc một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông tại khu vực thí điểm thành CO2, H2O mà không cần nạo vét cơ học; thứ ba là chứng minh mô phỏng theo xử lý trong 24 giờ lượng nước thải chảy liên tục vào khu quây theo tỉ lệ thực tế trên sông Tô Lịch được xử lý bằng công nghệ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng nước đạt quy chuẩn hiện hành của Việt Nam (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).
Bên cạnh đó là bảo tồn hệ sinh thái, cá, thủy sinh phát triển tốt như việc Dự án đã thả cá Koi và cá chép trong khu vực thí điểm và đàn cá này vẫn sinh trưởng tốt trong suốt thời gian được thả cho đến khi kết thúc thí điểm tại địa điểm này.
Thêm nữa công nghệ này ứng dụng chứng minh nguyên lý kích hoạt vi sinh vật có lợi tăng, làm ức chế và giảm số lượng vi khuẩn có hại như Coliform, E.coli để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống cạnh khu thí điểm và cả dòng sông trong lương lai. Đồng thời, hệ thống xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm thứ cấp (không dồn chất ô nhiễm xuống hạ lưu, không nạo vét bùn mang đi nơi khác gây ô nhiễm tại khu vực đổ thải).
Trước đó theo Báo Tiền phong đưa tin, trong buổi tiếp xúc cử trị của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tại quận Thanh Xuân, lãnh đạo TP Hà Nội đã giải đáp thắc mắc của cử tri liên quan đến "hồi sinh" sông Tô Lịch.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, thành phố đang nghiên cứu 3 phương án giải quyết ô nhiễm ở sông Tô Lịch. Việc thu gom toàn bộ nước thải, lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng việc này không khả thi do có quá nhiều điểm xả thải, chi phí xây dựng sẽ rất lớn.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục. Ảnh: zing.vn
Bên cạnh đó, thành phố cũng cho xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch và một số hồ bằng các chế phẩm sinh học, hóa học. Nhưng ông Dục vẫn cho rằng các kết quả chưa thực sự khả quan và áp dụng sẽ khó hiệu quả.
"Hiện, chỉ còn phương án cuối cùng là xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải đặt dọc hai bên bờ sông, nước thải sẽ được đưa về nhà máy nước thải Yên Xá để xử lý", ông Dục nói.
Việc làm sạch nước sông Tô Lịch và hồ Tây theo công nghệ Nano-Bioreactor được thí điểm từ ngày 16/5. Công nghệ này gồm hai yếu tố là máy sục khí Nano tạo ra oxy trực tiếp kích hoạt vi sinh vật; các tấm vật liệu Bioreactor là chất xúc tác, cung cấp giá thể, tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Hai yếu tố kết hợp thúc đẩy quá trình tự làm sạch nước, phân hủy bùn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận