Ủy ban giám sát độc lập được Facebook thành lập sau khi hứng nhiều ý kiến chỉ trích cách hãng xử lý các nội dung gây tranh cãi. Ảnh: Reuters
Facebook thành lập ủy ban giám sát độc lập trên sau khi chịu nhiều ý kiến chỉ trích cách hãng này xử lý các nội dung gây tranh cãi. Facebook đã tuyên bố sẽ tuân thủ kết luận của ủy ban độc lập. Hãng có 7 ngày để khôi phục các nội dung được kết luận không nên bị tháo.
Reuters nhận định các kết luận đầu tiên này sẽ được giới quan sát xem xét kỹ lưỡng để đánh giá độ độc lập của ủy ban giám sát này với Facebook, đặc biệt trong bối cảnh nhóm sẽ đưa ra quyết định liệu Facebook có quyền cấm cựu tổng thống Donald Trump hay không.
Facebook đã chặn ông Trump khỏi hai mạng xã hội Facebook và Instagram của hãng, vì lo ngại bạo động xảy ra sau vụ người ủng hộ ông tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1.
Ủy ban giám sát của Facebook ngày 28-1 tuyên bố sẽ bắt đầu tiếp nhận ý kiến công chúng về vụ việc của ông Trump từ ngày 29/1. Nhóm cũng cho biết chưa nhận được trình bày của ông Trump liên quan đến vụ việc.
Ủy ban giám sát trên đã bắt đầu ghi nhận các trường hợp gây tranh cãi từ tháng 10-2020, và tuyên bố các trường hợp được xem xét đầu tiên vào tháng 12-2020.
Ngoài ra, nhóm làm việc này cũng đưa ra 9 đề xuất chính sách không bắt buộc cho Facebook. Trong đó, nhóm đề xuất Facebook nên thông báo cụ thể với người dùng những quy định nào họ đã vi phạm, cũng như định nghĩa rõ ràng hơn quy định về những vấn đề liên quan tới các tổ chức nguy hiểm và thông tin sai lệch về y tế.
"Chúng tôi có thể thấy rằng Facebook có một số vấn đề về chính sách. Chúng tôi muốn chính sách của họ phải rõ ràng, đặc biệt là những chính sách liên quan đến nhân quyền và tự do ngôn luận. Chúng phải chính xác, dễ tiếp cận và được trình bày cụ thể”, bà Katherine Chen, một thành viên của ủy ban giám sát Facebook, nói.
Facebook không bắt buộc phải làm theo các khuyến nghị này, nhưng có trách nhiệm hồi đáp công khai.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận