Khoa học chứng minh: Người ăn cả ngày lẫn đêm dễ bị trầm cảm
Một nghiên cứu mới đây cho biết, thời điểm ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng của những người tham gia. Trong ngày thứ 4 diễn ra nghiên cứu, những người tham gia vào nhóm ăn vào cả ban ngày lẫn ban đêm có sự gia tăng mức độ trầm cảm lên đến 26% và mức độ lo lắng tăng 16% so với ngày đầu. Những người tham gia vào nhóm chỉ ăn vào ban ngày không gặp phải sự biến đổi này.
- Giảm bụi mịn có thể cứu hàng triệu người trầm cảm
- Siêu mẫu Minh Tú tràn đầy năng lượng sau công bố trầm cảm
- Các nhà khoa học đã tạo ra một loại kháng thể để chống lại bệnh béo phì
Việc bạn ăn gì và ăn như thế nào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn - Ảnh: iStock
Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women, một thành viên sáng lập của hệ thống chăm sóc sức khỏe Mass General Brigham, đã thực hiện một nghiên cứu nhằm kiểm tra tác động của việc ăn uống vào cả ban ngày lẫn ban đêm so với việc chỉ ăn vào ban ngày.
"Phát hiện của chúng tôi củng cố những tuyên bố liên quan đến thời điểm tiêu thụ thức ăn, từ đó đưa ra những biện pháp giúp giảm thiểu khả năng tổn thương về mặt tinh thần ở những người trải qua sự lệch nhịp sinh học, chẳng hạn như những người làm việc ca đêm, di chuyển đến một quốc gia khác gây ra tình trạng lệch múi giờ hoặc bị rối loạn nhịp sinh học", đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Frank A.J.L. Scheer, cho biết.
Công nhân làm việc theo ca chiếm tới 20% lực lượng lao động trong xã hội hiện đại và chịu trách nhiệm trực tiếp cho nhiều dịch vụ bệnh viện, công việc nhà máy và các dịch vụ thiết yếu khác. Những người làm việc theo ca thường bị lệch nhịp đồng hồ sinh học. Và họ cũng có nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn từ 25 đến 40%.
Sarah L. Chellappa, đồng tác giả nghiên cứu, hiện đang làm việc tại khoa y học hạt nhân Đại học Cologne (Đức), chia sẻ: "Phát hiện của chúng tôi mở ra những cơ hội mới cho một chiến lược điều chỉnh nhịp điệu sinh học, mang lại lợi ích cho những người bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Ngày càng nhiều các bằng chứng cho thấy việc tối ưu hóa giấc ngủ và nhịp sinh học có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm thần".
Để thực hiện nghiên cứu, Scheer, Chellappa và các đồng nghiệp đã mời 19 người (12 nam và 7 nữ), chỉ định ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm: nhóm ăn vào cả ban ngày lẫn ban đêm, và nhóm chỉ ăn vào ban ngày, sau đó đánh giá mức độ trầm cảm và lo lắng mỗi giờ của họ.
Nhóm nhận thấy thời điểm ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng của những người tham gia. Trong ngày thứ 4 diễn ra nghiên cứu, những người tham gia vào nhóm ăn vào cả ban ngày lẫn ban đêm có sự gia tăng mức độ trầm cảm lên đến 26% và mức độ lo lắng tăng 16% so với ngày đầu. Những người tham gia vào nhóm chỉ ăn vào ban ngày không gặp phải sự biến đổi này.
Chellappa cho biết: "Thời điểm thích hợp cho các bữa ăn cũng là một khía cạnh quan trọng của dinh dưỡng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Nhưng đối với sức khỏe tinh thần thì vẫn còn phải được kiểm tra.
Các nghiên cứu tương tự trong tương lai là cần thiết để xác định xem liệu những thay đổi trong thời gian bữa ăn có thể giúp đỡ những người trải qua các rối loạn liên quan đến trầm cảm và lo âu hay không".
Kết quả nghiên cứu được công bố trong kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận