Mỹ gia tăng sức ép với các công ty công nghệ Trung Quốc vì “an ninh quốc gia”
Trong khi đó, nhiều nhà mạng Mỹ cảnh báo việc cắt đứt chuỗi cung ứng thiết bị như Huawei sẽ khiến họ phải đối mặt với tình trạng phá sản thì chính quyền vẫn tiếp tục gia tăng các "đòn" trừng phạt với các công ty công nghệ Trung Quốc.
- Các công ty công nghệ "bủa vây" Tổng thống Trump sẽ gây hệ luỵ xấu trên môi trường internet
- Giới chức Australia không thể "ngồi yên" trước sự bao phủ của công ty công nghệ trên thị trường fintech
- Sau Huawei sẽ là công ty công nghệ nào mà Mỹ cho rằng nguy cơ về an ninh
Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã công bố “danh sách đen” mới nhất theo luật ban hành vào năm 2019, nhằm bảo vệ các mạng truyền thông của Mỹ và xác định 5 công ty Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Động thái này cho thấy chính quyền Tổng thống Biden sẽ tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây cũng có thể trở thành một nguyên nhân để Mỹ thuyết phục các nước đồng minh tạo thành liên minh công nghệ chống Trung Quốc.
Năm công ty nằm trong “danh sách các thiết bị và dịch vụ có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia” này bao gồm Huawei, ZTE, Hikvision, Hytera và Dahua. FCC nêu rõ, theo Đạo luật Mạng lưới Truyền thông An toàn và Đáng tin cậy 2019, các thiết bị và dịch vụ của những công ty nói trên “bị phát hiện gây ra rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia hay sự an toàn của người Mỹ”.
Trước đây, cả Huawei và ZTE đã nhiều lần bị nhà chức trách Mỹ đưa vào tầm ngắm.
Chủ tịch FCC Rosen Worsell cho rằng, việc xây dựng chính sách sẽ mang lại cho nước Mỹ một bước tiến lớn trong công cuộc duy trì niềm tin với mạng lưới truyền thông.
Bà nói: “Danh sách này cung cấp hướng dẫn có ý nghĩa sẽ đảm bảo hệ thống hạ tầng viễn thông được xây dựng khắp đất nước sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ hoặc sử dụng thiết bị, dịch vụ gây nên mối đe dọa cho an ninh quốc gia và an toàn của người dân”.
Sau đó, Hikvision đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ động thái của FCC. Theo đại diện công ty, Hikvision không nên được đưa vào “danh sách đen” và cho biết sẽ “cân nhắc tất cả lựa chọn, đồng thời tìm ra cách đối phó tốt nhất với cáo buộc vô căn cứ này”. Hiện 4 công ty còn lại vẫn chưa phản hồi công khai về vấn đề này.
Nhân viên giấu tên của một công ty trong danh sách trên tiết lộ, bộ phận pháp lý đã bắt đầu nghiên cứu thông báo của FCC nhưng không rõ liệu họ có đưa ra tuyên bố không khai hay không.
Người này cũng cho biết, việc FCC đàn áp các công ty Trung Quốc trước đây chủ yếu tập trung vào Huawei và ZTE, đây là lần đầu tiên công ty của họ bị liệt vào danh sách đen này.
Đạo luật Mạng lưới Truyền thông An toàn và Đáng tin cậy được đề xuất vào năm 2019 và có hiệu lực sau khi được Tổng thống Trump lúc bấy giờ ký vào ngày 12/3/2020.
Theo quy định, FCC sẽ công bố danh sách các thiết bị hoặc dịch vụ thông tin liên lạc có nguy cơ đối với an ninh quốc gia trong vòng một năm sau khi luật có hiệu lực. Vào ngày 12 tháng này, “danh sách đen” từ Ủy ban Truyền thông Liên bang đã chính thức được công bố.
FCC trước đó đã đàn áp 5 công ty Trung Quốc nói trên, dựa trên Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng. Trên thực tế, phía Mỹ đã bắt đầu loại bỏ và thay thế các thiết bị mạng của Trung Quốc.
Lần này, việc sử dụng Đạo luật Mạng An ninh và Truyền thông Tin cậy năm 2019 làm cơ sở hành động, có nghĩa Nhà Trắng đã chính thức cấm mua thiết bị mạng từ một số công ty Trung Quốc theo luật pháp hiện hành.
Động thái trấn áp gần đây chủ yếu tập trung vào việc cấm sử dụng quỹ liên bang (trợ cấp của chính phủ) để mua dịch vụ và thiết bị Trung Quốc đã bị liệt vào “danh sách đen”.
Tuy nhiên, do các nhà khai thác nội địa ở Mỹ về cơ bản đã từ bỏ việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Trung Quốc, hành động mới nhất của FCC sẽ chỉ gây ảnh hưởng đến nhà khai thác nhỏ ở vùng nông thôn.
Ít nhất 25% thành viên của Hiệp hội Không dây Nông thôn Mỹ (RWA), đại diện cho 55 nhà khai thác nhỏ, sử dụng thiết bị hoặc dịch vụ liên lạc của các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE, bao gồm các khu vực nông thôn ở nhiều tiểu bang chẳng hạn như miền Tây Hoa Kỳ. RWA dự đoán rằng để loại bỏ các thiết bị này sẽ tiêu tốn từ 800 triệu đến 1 tỷ USD.
Ngoài ra, hiệp hội này cũng cảnh báo việc cắt đứt chuỗi cung ứng của Huawei và các thiết bị khác thậm chí sẽ buộc một số nhà cung cấp dịch vụ truyền thông nhỏ ở Mỹ phải đối mặt với tình trạng phá sản.
Trước hành động của chính quyền Biden đối với các công ty Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, cho rằng phía Mỹ đã khái quát hóa khái niệm an ninh quốc gia, lạm dụng quyền lực quốc gia và đàn áp vô nguyên tắc các công ty công nghệ cao của Trung Quốc, từ đó vi phạm các nguyên tắc kinh tế thị trường và cạnh tranh bình đẳng.
Tuy nhiên, không chỉ riêng nước Mỹ, một số quốc gia khác như Anh, Pháp cũng đã có động thái loại bỏ dần chuỗi cung ứng của các công ty Trung Quốc, trong đó bao gồm dịch vụ, thiết bị viễn thông và hạ tầng mạng 5G của Huawei.
Vũ Phong - Theo Tạp chí điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận