Ngoài chiếc bánh chưng tuyền thống, thị trường hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều loại độc đáo.
Tết Nguyên đán mừng Xuân Canh Tý đang đến gần, ngoài bánh chưng xanh truyền thống làm từ gạo nếp dẻo thơm, nhân thịt lợn mỡ và đỗ xanh. Thì hiện nay, những chiếc bánh đã biến tấu với nhiều nhân đa dạng như: nếp cẩm, cốm,...
Chiếc bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Đây là món ăn vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa mang ý nghĩa may mắn nên được tất cả các gia đình người Việt coi trọng. Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, trên thị trường hiện nay cũng ghi nhận nhiều loại có biến tấu vô cùng độc đáo. Những biến tấu thú vị này giúp mâm cỗ cúng của gia đình trở nên mới mẻ, cũng giúp bữa ăn ngày Tết thêm lạ miệng, hấp dẫn hơn.
1. Bánh chưng nếp cẩm
Với giá bán khoảng 30.000 đồng/chiếc. bánh chưng nếp cẩm có vỏ bánh có màu đen tím như ta có thể thấy ở hạt nếp cẩm. Vỏ bánh khi ăn rất mềm và dẻo, ăn vào có cảm giác thanh – mát. Nhân của bánh có vị rất mới lạ, được trộn thêm hành vào nhân thịt mỡ, với hạt tiêu vỡ được bọc trong vỏ ngoài là đậu xanh.
Đây là món truyền thống của người Tày được làm từ những hạt gạo nếp cẩm. Phần nhân có hành, thịt mỡ và hạt tiêu vỡ, còn bên ngoài là bọc một lớp đậu xanh và gói lá dong rừng.
2. Bánh chưng ngũ sắc
Người làm ra chiếc bánh này cho biết khi chưa bóc lá, bánh trông bình thường như bao loại khác, nhưng khi bóc ra thì bên trong bánh có 5 màu, tượng trưng cho nguyên tố ngũ hành kim mộc, thủy, hỏa, thổ. Màu đỏ làm từ gấc, màu xanh của lá riềng, màu trắng của gạo nếp, màu vàng của nghệ, và màu tím than của nếp cẩm. Bánh chưng ngũ sắc khá bắt mắt với màu sắc độc đáo của mình. Tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ý nghĩa mang đến sự may mắn và bình an cho năm mới. Hương vị của bánh cũng khá đậm đà, riêng biệt với những loại bánh chưng còn lại.
3. Bánh chưng cốm
Với giá bán khoảng 120.000 đồng/chiếc. Món quà của lúa non này khá phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, nên cũng không có gì ngạc nhiên khi cốm được sử dụng để làm bánh chưng. Bánh chưng cốm có màu xanh lá cây đậm, quyện với mùi thơm của cốm tạo nên một món ăn khó cưỡng cho ngày Tết. Khi cắt bánh chưng ra, bạn sẽ thấy có 5 màu sắc hấp dẫn: màu đỏ hồng của thịt heo, màu vàng của nhân đậu xanh, màu trắng của nếp dẻo, màu xanh của lá và màu xanh ngọc độc đáo của cốm.
4 . Bánh tét ba màu
Bánh ba màu chỉ hấp chứ không nấu như bánh tét thường. Nhờ hấp, hạt nếp dẻo và thơm ngon. Người có kinh nghiệm thường hấp bằng củi và luôn giữ độ nóng thật đều.Bánh tét trước khi gói, nếp phải vo sạch, để ráo, sau đó đem xào với nước cốt dừa, thêm chút muối. Màu tím được làm từ màu lá cẩm. Màu cam được làm từ trái gấc. Màu xanh được làm từ lá dứa.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận