Những lưu ý trong thời gian công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc
Thủ tướng đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, sẽ có những biện pháp như: hạn chế đi lại (Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1-15/4); huy động vật tư, thiết bị, máy móc, huy động tiền bạc, nhân lực thâm chí trưng dụng cơ sở, trang thiết bị, máy móc để phục vụ chống dịch.
- Ban hành quy chuẩn khách sạn làm nơi cách ly ngoài cơ sở y tế tập trung
- Hà Nội bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người dân chống dịch COVID-19
- Ngày Đông Chí 2019 là ngày nào mà được Google ghi nhận bằng biểu trưng hôm nay?
Ngày 30/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo về phòng chống dịch Covid-19, đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc.
Trao đổi với PV VietNamNet, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 có quy định công bố dịch.
Theo đó, sau khi công bố dịch thì sẽ có những biện pháp như: hạn chế đi lại (Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 01/4 đến 15/4); huy động vật tư, thiết bị, máy móc, huy động tiền bạc, nhân lực thâm chí trưng dụng cơ sở, trang thiết bị, máy móc để phục vụ chống dịch và có quyền đóng cửa biên giới, các cửa khẩu.
Theo ông Nga, Bộ Y tế sẽ căn cứ những quy định này để có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết tới người dân.
Ở góc độ pháp luật, luật sư Quách Việt Hùng (Công ty Luật Hiệp Thành) thông tin: Việc công bố dịch trên toàn quốc dựa trên các quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007. Sau khi Thủ tướng công bố dịch trên toàn quốc, nhiều hành vi sẽ bị cấm. Những điều này được thể hiện tại Điều 8 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
Cụ thể, nghiêm cấm các hành vi:
“1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Theo hướng dẫn này, người được thông báo mắc bệnh; nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có Covid-19 đã được thông báo cách ly nhưng trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định cách ly; từ chối, trốn tránh cách ly hoặc không khai báo y tế, khai báo gian dối làm lây bệnh cho người khác, sẽ bị xử lý về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Đặc biệt đối với người chưa xác định mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực cách ly, khu phong tỏa nhưng thực hiện một trong các hành vi trên mà gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên, sẽ bị xử lý về tội Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người.
“Tại công văn này, Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng hình phạt nghiêm khắc với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, như: Làm lây bệnh cho từ 2 người trở lên, làm chết người. Còn trường hợp phạm tội chưa gây hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh), thì áp dụng hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo”, luật sư Quách Việt Hùng phân tích.
Vậy việc công bố dịch trên toàn quốc sẽ có tác động như thế nào đối với xã hội?
Trả lời câu hỏi này, luật sư Quách Việt Hùng cho hay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau: Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch; Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
Bên cạnh đó, luật cũng quy định các biện pháp kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A bao gồm: Hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế; Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch; Thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người vào vùng có dịch quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này và các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Trưởng ban Chỉ đạo chống dịch thành lập các chốt, trạm kiểm dịch tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch để thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 1, Điều 51.
Về tác động đối với kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực vận chuyển, với quyết định đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, Thủ tướng sẽ yêu cầu cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân.
Cơ sở pháp lý của việc công bố dịch Căn cứ Khoản 2, Điều 38, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định: “Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch; Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người”. Trước đó, theo Quyết định số 173/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra nêu rõ: dịch Covid-19 được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu. |
Theo infonet
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận