Rơm Rạ Nguồn “Tài Nguyên” Chứa Đựng Nhiều Tiềm Năng
Việt Nam đang sở hữu nguồn “tài nguyên” rơm rạ khổng lồ, chứa đựng nhiều lợi ích giúp cải thiện đời sống và đem lại thu nhập cho rất nhiều người. Tuy nhiên do tốn chi phí thu gom và vận chuyển nên có khoảng 80% lượng chất thải được đẩy ra môi trường mỗi mùa thu hoạch.
Các chuyên gia của Viện khoa học công nghiệp Viện Nam đã chỉ ra rằng việc đốt rơm rạ trưc tiếp trên đồng ruộng có khả năng làm giảm chất dinh dưỡng cho đất, dẫn đến phát sinh bệnh dịch cho lúa ảnh hưởng tới chất lượng gạo cho những lần khai thác tiếp theo.
Như chúng ta đã biết, mỗi một ha trồng lúa sẽ sản sinh ra 10 đến 12 tấn rơm rạ, rơm rạ đang trở thành nguồn chất thải cần xử lý khi đốt lượng khói được thải ra chiếm khoảng 80% gây ô nhiễm môi trường. Quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng dioxid carbon (CO2) cùng với CO, CH4, NO2, SO2... các khí trên đều rất có hại cho sức khỏe con người và làm tăng mức thải khí nhà kính vào bầu khí quyển. Đây được coi là hình thức loại bỏ rơm rạ nhanh chóng và rẻ tiền, tiện lợi đối với người nông dân.
Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp để phát triển tiềm năng đến từ rơm rạ trong việc sản xuất nông nghiệp điển hình như mô hình làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, sản xuất giấy, nhiên liệu dầu lỏng sinh học.
Trồng nấm được coi là một trong những phương pháp sinh học hiệu quả nhất, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống thu nhập mỗi năm lên đến chục triệu đồng. Từ năm 2015 có rất nhiều đơn vị doanh nghiệp nhỏ lẻ thu mua rơm rạ phụ vụ cho công tác canh trồng nấm và xuất khẩu phân bón, hay như chế biến rơm rợ làm thức ăn chăn nuôi để xuất khẩu sang Nhật.
Theo tính toán, nếu sử dụng chế phẩm sinh học tốt thì trong một tấn phân bón hữu cơ từ rơm rạ sẽ có 10 kg đạm; 9,5 kg lân và 21 kg kali. Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước khoảng 44-45 triệu tấn được xử lý sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ. Người dân không phải bỏ tiền mua 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy sẽ tiết kiệm được gần 11.000 tỷ đồng.
Có thể nói những thứ tưởng chừng là vứt đi lại có khả năng biến hóa và “ẩn chứa” nhiều lợi ích, đem lại nguồn thu nhập kinh tế, tiến tới hoàn toàn việc loại trừ đốt rơm rạ trên đồng ruộng là điều tất yếu và chúng ta nên ủng hộ việc đó. Dù lợi ích từ rơm rạ cũng đã được các khoa học chỉ ra, nhưng để đi vào cuộc sống, cần có sự định hướng, tuyên truyền từ các cấp cơ sở.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận