Sông Tô Lịch: Mong muốn hiện thực hoá như sông Theme ở Anh
Thực trang ô nhiễm Tô Lịch đang ở mức đáng báo động khi vào bất kỳ mùa nào trong năm, người dân sống trong khu vực hai bên bờ sông đang hàng ngày sống trong môi trường ô nhiễm và luôn mong muốn có
- Cận cảnh đàn cá Koi trước khi công bố kết quả thí nghiệm mẫu nước trên sông Tô Lịch
- Công nghệ Nano Bioreactor biến nước sông Tô Lịch thành nước có thể tắm
- Hiện tượng cá Koi chết trên sông Tô Lịch cần hiểu thế nào cho đúng?
Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua nhiều quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đang làm cho con sông này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Nước thải của gần 7 triệu người dân cùng bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp… ở Hà Nội thải ra 5 con sông chính là sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ và sông Nhuệ.
Chạy dài hàng chục km trong thành phố, những dòng sông này mỗi ngày tiếp nhận khoảng 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm.
Bà Nguyễn Thị Hương (Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cho biết "Đoạn sông chảy qua địa bàn phường Yên Hòa đang ngày một cạn kiệt và cứ sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, là y như rằng hơi độc từ dưới sông bốc lên rất khó chịu, các hộ kinh doanh hàng quán dọc bờ sông luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi...
Đặc biệt, mới chỉ có 22% lượng nước thải được xử lý, còn lại vẫn chưa qua xử lý và xả trực tiếp ra các sông, hồ trên địa bàn Thành phố. Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc bốc lên.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị và khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
Ô nhiễm nguồn nước ở sông Tô Lịch ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân sống ở khu vực dọc 2 bên sông trong nhiều năm qua và tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh, làm giảm khả năng phục hồi đa dạng sinh học.
Không chỉ có sông Tô Lịch, tại các sông khác của Hà Nội như sông Lừ, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu... tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo động. Ở nhiều đoạn, lòng sông chẳng khác cái ao tù, nước đen đặc, nổi váng, bốc mùi xú uế nồng nặc, ruồi nhặng bu kín...
Tình trạng ô nhiễm trên sông Tô Lịch đang ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó tại khu vực cống nối sông Tô Lịch với Hồ Tây, là khu vực được Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản thí điểm lọc nước bằng công nghệ Nano-Bioreactor có sự thay đổi khá lớn về sự ảnh hưởng của môi trường đối với người dân.
Theo bà Lê Thị An (55 tuổi, đường Nguyễn Đình Hoàn, Cầu Giấy): “Là người sống gần khu vực này, vào buổi sáng đi tập thể dục qua đây, thấy nước sông chuyển màu rõ rệt, mùi hôi thối đã gần như không còn”.
Cũng theo bà An, người dân ở đây rất phấn khởi và hi vọng mô hình này sẽ được nhân rộng ra cả con sông Tô Lịch để cuộc sống người dân đỡ khổ.
Còn theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết:“Theo tôi đây là công nghệ rất là tiến bộ. Các vi khuẩn có hại thì bị giảm đi, còn vi sinh vật có lợi thì nó tiếp tục phát huy chức năng của nó trong hệ sinh thái nước. Nó làm cho không còn mùi hôi nữa và nó giải quyết được các chất hôi, thối ở trong bùn mà từ lâu nay các công nghệ khác chưa giải quyết được triệt để”
GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Ông Trần Đình Ngọc có nhà ở sát với khu thí điểm thì vui vẻ cho biết "Đấy, thấy đẹp chưa? Nước chảy hiền hòa, hoa phượng nở, đường uốn quanh. Mấy năm trước, có vị tuyên bố sẽ làm sông Tô Lịch đẹp như sông Thames nước Anh".
Người dân sống hai bên bờ các dòng sông ô nhiễm bốc mùi hôi thối, có ước muốn nhỏ là mong sao xử lý được dòng sông không còn mùi hôi đang bốc lên. Và thời gian không phải tính bằng năm mà thời gian là hàng ngày, hàng giờ phải chịu đựng mồi hôi thối đó.
Do vậy, vấn đề cấp bách lớn nhất cần nhất điều gì thì ta làm trước chứ không phải chờ đến khi nào có tiền xây dựng toàn bộ hệ thống tách nước thải từ nguồn, thu gom đưa về các Nhà máy XLNT tập trung thì mới là giải pháp căn cơ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận