Cánh đồng A Lù - Bức tranh đa sắc màu mùa nước đổ tháng 4
Cuối tháng 4 đầu tháng năm, đó là thời điểm những ruộng bậc thang ở vùng núi cao Đông Bắc, Tây Bắc đổ nước vào đồng. Dưới ánh mặt trời, những ruộng bậc thang loang loáng nước bỗng chốc trở thành những bức tranh ruộng đồng đầy màu sắc và đường nét tuyệt mỹ làm đắm say lòng người - Cánh đồng A Lù.
- "Rực lửa" hoa gạo tháng 3 như báo hiệu mùa Hạ sắp tới
- Rợp trời hoa đỏ nơi thiên nhiên yên bình Yên Mô
A Lù là một trong những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp nổi tiếng ở huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Cùng với Thiên Sinh, Ngải Thầu Thượng, A Mú Sung, Dền Sáng, Mường Hum nó đã tạo lên một bức tranh kỳ vĩ về những ruộng bậc thang của đồng bào người dân tộc miền núi biên giới nơi đây.
Cứ vào dịp cuối tháng 4 đầu tháng 5 là dịp bà con đổ nước vào đồng, chuẩn bị cho một mùa cấy trồng mới sau một thời gian để đất nghỉ rất dài. Tập quán của người dân vùng núi thường chỉ trồng lúa một năm một lần nên việc chuẩn bị cho vụ mùa rất là quan trọng.
Ở thời điểm này, cỏ sẽ được làm sạch, bờ sẽ be lại gọn gàng và họ đổ nước vào đồng. Những cách đồng mênh mông với độ chênh nhau mỗi thửa hàng mét do địa hình là núi cao sẽ được cầy bừa và làm đất. Nước loang loáng trong ruộng, dưới ánh mặt trời sẽ taọ thành những bức tranh vô cùng đẹp đẽ và sống động.
Hãy cùng đến A Lù để một tận mắt được chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của cánh đồng này.
Tầng tầng lớp lớp ruộng bạc thang trên cánh đồng A Lù.
Mỗi thửa ruộng lại có hình dáng và màu sắc khác nhau kết hợp màu đất và màu xanh của mạ khiến cho bức tranh vô cùng sống động và khoáng đạt.
Nhắc đến A lù là nhắc đến ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Từ trên cao nhìn xuống, những ô ruộng cứ nối nhau, đan xen, cuộn vào nhau như những hình trang trí đẹp mắt.
Sóng của đất và màu sắc của mỗi thửa ruộng lại cho ra một bức tranh khác với cái nhìn mới lạ.
Đến đây bạn sẽ bị ngợp bởi bức tranh thiên nhiên do con người từ hàng trăm năm trước tạo nên.
Sắc màu của đất.
Người dân nơi đây đi làm vất vả do địa hình núi cao, không bằng phẳng nên họ không áp dụng khoa học kỹ thuật để có thể tăng năng suất cũng như giảm đi sức lao động. Nhưng chính bàn tay lao động của đồng bào nơi đây đã tạo lên những bức tranh độc đáo, có một không hai.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận