Du xuân tín ngưỡng đến các lễ hội vùng Nam Trung Bộ
Tháng Giêng là tháng ăn chơi của người Việt, tất cả các vùng miền trên cả nước náo nức đua nhau tổ chức các lễ hội cổ truyền rộn ràng nhưng không kém phần ý nghĩa. Đến với vùng đất Nam Trung Bộ để trải nghiệm các nghi thức lễ tâm linh bậc nhất cùng phần hội mang đậm bản sắc tín ngưỡng dân tộc.
- Ẩm thực ba miền: Khám phá mâm cỗ ngày tết cổ truyền Bắc Kỳ
- Biết cách chọn đào chơi Tết hợp phong thủy sẽ đem lại may mắn.
Lễ hội Đống Đa - Bình Định
Lễ hội Đống Đa được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 tết là lễ hội truyền thống lớn nhất tỉnh Bình Định. Lễ hội bắt đầu tổ chức vào năm 1960, tại Ðiện thờ Tam Kiệt Tây Sơn, làng Kiên Mỹ (đất Tây Sơn cũ) xã Bình Thành huyện Tây Sơn.
Ngày nay, cứ vào tầm mùng 4 mùng 5 Tết người dân cả nước lại nô nức đổ về Bình Định đi du lịch và tham dự lễ hội tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong - Tây Sơn.
Cũng giống như nhiều lễ hội truyền thống khác, lễ hội tết Đống Đa được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức vào chiều ngày mùng 4 tết với lễ tế long trọng, linh thiêng mang hơi thở hào hùng của dân tộc.
Mùng 5 bắt đầu tổ chức hội với rất nhiều những hoạt động thú vị, mặc dù đã có nhiều sự thay đổi qua năm tháng nhưng vẫn đầy đủ các mục chính: bài diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp.
Người đến tham dự hội ngoài việc mãn nhãn thưởng thức những màn biểu diễn võ thuật đẹp mắt, hòa trong tiếng nhạc, tiếng trống thôi thúc lòng người và sống lại trong không gian văn hóa hào hùng của dân tộc.
Lễ hội chợ Gò - Bình Định
Lễ hội chợ Gò được xem là một trong những lễ hội dân gian đáng chú ý nhất Bình Định. Lễ hội được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết Âm lịch tại chợ Gò, thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Từ hàng trăm năm trước từ thời Tây Sơn người dân Bình Định đã có phong tục họp chợ theo định kỳ vào những ngày Tết chợ nghỉ.
Đến với lễ hội chợ Gò, du khách sẽ bắt gặp lại hình ảnh những cụ đồ già viết, bán câu đối đỏ thắm mà tại các khu chợ khác khó mà thấy được. Một điều đặc biệt nữa mà du khách không thể bắt gặp tại bất kỳ chợ thông thường là tại lễ hội chợ Gò có diễn ra hoạt động hội cờ xuân chứ không phải tại địa điểm sân đình thường thấy. Hội chợ Gò diễn ra tuy ngắn thường vào sáng sớm và kết thúc vào lúc xế trưa nhưng mang ý nghĩa rất lớn, đã tạo nên một không gian vui vẻ cho người dân trong những ngày đầu xuân.
Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày liên tiếp và là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất nước ta mang màu sắc Phật Giáo, được tổ chức với mong muốn cầu mong cho nhân dân có cuộc sống yên bình, mưa thuận gió hòa, cũng là một dịp cho người dân tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa bản sắc dân tộc.
Lễ hội Quán Thế Âm bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nội dung: lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ trai đàn trẩn tế, lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc, lễ rước tượng Quán Thế Âm mang đậm màu sắc Phật Giáo.
Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều các hoạt động thú vị: hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... được du khách hoan mong chờ ngày đầu năm.
Lễ hội Cầu Ngư - Đà Nẵng
Lễ hội Cầu Ngư là đặc trưng văn hóa của người dân miền biển Đà Nẵng với hy vọng có những lần ra khơi được bình an vô sự, đánh bắt được nhiều cá tôm, người dân được sống ấm no hạnh phúc. Vị thần biển được người dân Đà Nẵng tôn sùng là Cá Ông (cá Voi). Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Cá Ông mà hàng năm vào ổ chức 2 ngày vào giữa tháng 3 âm lịch tại những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp....
Sau khi ăn tết xong, là lúc dân làng chọn ra một cụ cao tuổi có uy tín và hiền đức nhất đọc văn tế thể hiện lòng biết ơn với Cá Ông và cầu mong sự che trở của Cá Ông cho một năm tiếp theo.
Tham dự lễ hội Cầu Ngư du khách còn được chứng kiến, tham gia các hoạt động trong lễ hội: kéo có, bơi lội, đua thuyền, đá bóng, hát hò khoan, múa bả trao, hát tuồng…sôi nổi, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân, vừa thể hiện tài năng văn nghệ của con người nơi phố biển.
Lễ hội bà Thu Bồn - Quảng Nam
Lễ hội Bà Thu Bồn tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch mang đậm nét tín ngưỡng dân gian của người dân ven sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam. Lễ hội bắt nguồn từ sự tích bà Thu Bồn (sự tích thuyết phục hơn cả), bà được coi là biểu tượng của cái đẹp, của khát vọng hòa bình.
Phần lễ sẽ cử hành rước "Ngũ hành tiên nương" trên sông Thu Bồn về lăng Bà để cúng tế một cách thành kính và trang nghiêm. Đám rước có quy mô lớn lên đến 500 người trong trang phục truyền thống nghiêm chỉnh đi từ bãi cát bờ sông lên làng vào trước lăng Bà Thu Bồn.
Trong khu vực lăng là nơi diễn ra các trò chơi dân gian thú vị: cờ người, hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp, thi kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền,… Đến đây du khách không chỉ tham gia lễ hội mà còn thưởng thức các món ăn đặc sản đất Quảng: cháo lương, mì Quảng, bánh tráng đập…; hoạt động đua thuyền Lệ Bà, hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận