Tình trạng 'khát' chip của thế giới có thể chạm đáy vào cuối năm nay
Diễn biến của cuộc khủng hoảng chíp bán dẫn toàn cầu vẫn đang tiếp tục kéo dài khi tiếp tục các nhà máy sản xuất phải đóng cửa, với những diễn biến như hiện nay thì tình trạng "khát" chip sẽ chạm đáy vào cuối năm và sẽ phục hồi trong 2 năm tiếp theo.
- 'Khủng hoảng' mở ra thập kỷ 'tươi sáng' cho thị trường chip bán dẫn
- Chip bán dẫn "nhỏ bé" sẽ đẩy kinh tế thế giới về đâu?
- Chip bán dẫn thế hệ thứ 3 không phải lời giải cho 'cơn khát' của thị trường Trung Quốc
Theo Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Intel, Pat Gelsinger, phải đợi đến năm 2023, nguồn cung chip mới đáp ứng được nhu cầu. Ông dự đoán tình trạng thiếu hụt sẽ chạm đáy trong nửa cuối năm nay, nhưng sẽ phải mất một đến hai năm nữa ngành công nghiệp này mới có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu về chip gia tăng bùng nổ và dẫn đến tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới một số ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành công nghiệp ô tô.
Chất bán dẫn và chip điện tử ngày càng trở thành những thành phần được sử dụng rộng rãi trong hàng loạt công nghệ tiên tiến như mạng viễn thông mới, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, ô tô tự lái...
Chuỗi "khủng hoảng" chip bán dẫn của thế giới có thể được khôi phục vào đầu năm tới.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt chip điện tử phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn ở châu Âu, mới đây, Liên minh vi xử lý và chất bán dẫn của châu Âu đã chính thức được thành lập dưới sự lãnh đạo của ông Thierry Breton, Ủy viên Liên minh châu Âu phụ trách thị trường nội khối. Nhân dịp này, ông Breton đã đến thăm một số công ty và phòng thí nghiệm nghiên cứu với tham vọng khởi động lại ngành sản xuất chip của châu Âu.
Trong số các địa điểm viếng thăm có trung tâm CEA-Leti ở Grenoble (Pháp), một trung tâm nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực công nghệ vi mô và nano, với hơn 2.000 nhà nghiên cứu, kỹ sư và nhà công nghiệp.
Ủy viên Thierry Breton cũng dừng chân tại Soitec, một công ty công nghiệp của Pháp chuyên thiết kế và sản xuất vật liệu bán dẫn dùng để sản xuất chip dành cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, máy chủ và thậm chí cả trung tâm dữ liệu.
CEA-Leti và Soitec đã gia nhập của Liên minh sản xuất chip châu Âu, bao gồm tập đoàn ASML của Hà Lan và Imec, một viện nghiên cứu liên trường của Bỉ chuyên về vi điện tử và công nghệ nano.
Liên minh chip châu Âu đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng chất bán dẫn, nguyên liệu thiết yếu để sản xuất chip, vào năm 2030. Điều này sẽ tăng thị phần của châu Âu trên thị trường bán dẫn từ 10% hiện tại lên 20%, đồng thời giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc.
Để đạt được mục tiêu này, Ủy ban châu Âu muốn tập hợp những nhà sản xuất trong chuỗi bán dẫn, các trung tâm nghiên cứu tư nhân, nhà nước và ngành công nghiệp lại với nhau.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận