'Khủng hoảng' mở ra thập kỷ 'tươi sáng' cho thị trường chip bán dẫn
Các nhà máy sản xuất chip liên tiếp mở ra để giải quyết cuộc "khủng hoảng" toàn cầu cùng với nhu cầu ngày càng lớn cho xu hướng số hóa đã củng cố nhận định về tương lai tươi sáng cho ngành hàng này trong 10 năm tới.
- 'Khủng hoảng' chip bán dẫn ô tô chuẩn bị có nguồn cung mới từ Bosch
- Big data - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng quốc gia số trong "khủng hoảng" chip bán dẫn của Nhật Bản
- Hyundai kỳ vọng 'nội địa hoá' sẽ giúp giải quyết khủng hoảng chip bán dẫn
Theo Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn công nghệ Intel, Pat Gelsinger cho biết, thị trường thế giới nói chung và thị trường bán dẫn nói riêng đang trong thời kỳ rộng mở.
Ông dự báo thị trường này vẫn còn khoảng 10 năm với triển vọng sáng sủa phía trước, bởi thế giới đang ngày càng đẩy mạnh xu hướng số hóa và mọi thứ liên quan tới kỹ thuật số đều cần chất bán dẫn.
Thị trường chip bán dẫn đang trên hành trình hướng tới triểu vọng lớn khi các nhà máy sản xuất được mở liên tiếp trên toàn cầu cung với xu thế số hóa của thế giới.
Nhận định trên của ông Gelsinger cho thấy, các khoản đầu tư của Intel vào sản xuất chip, chẳng hạn như kế hoạch chi 20 tỉ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở bang Arizona (Mỹ), sẽ tạo ra công suất đủ để vận hành ngay sau khi tình trạng thiếu vi mạch toàn cầu bớt căng thẳng. Intel gần đây cũng đã công bố kế hoạch trở thành “xưởng đúc” vi mạch cho các công ty khác.
Gelsinger cho biết, Intel đã lên kế hoạch công bố thêm một mạng lưới nhà máy lớn (mega fab) ở Mỹ hoặc châu Âu trước cuối năm nay. Cả ông Gelsinger và ông Amon đều bắt đầu nắm quyền điều hành công ty của họ từ đầu năm nay.
Mặc dù Intel và Qualcomm là đối thủ của nhau, song hai vị CEO này đã hạ thấp sự cạnh tranh và đề xuất hai nhà sản xuất chip này có thể hợp tác trong các lĩnh vực không trùng nhau. Qualcomm sản xuất chip kết nối với mạng 5G, trong khi Intel chủ yếu xây dựng các đơn vị xử lý trung tâm (CPU), cung cấp sức mạnh tính toán cơ bản.
Ông Amon bày tỏ tin tưởng rằng kế hoạch đúc vi mạch của Intel có thể là một lợi thế cho Qualcomm, bởi công ty này vẫn đang sử dụng các xưởng đúc bên ngoài để sản xuất chip.
Hai công ty có chung một số mối quan tâm chiến lược. Cả hai đều có khả năng được bơm tiền từ gói kích thích kinh tế nằm trong dự luật công nghệ được Hạ viện Mỹ đưa ra trị giá 52 tỉ USD để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chất bán dẫn.
Cả hai công ty cũng đang theo dõi chặt chẽ việc mua lại công ty thiết kế chip Arm Holdings của đối thủ Nvidia từ SoftBank với giá 40 tỉ USD. Công nghệ của Arm đặc biệt quan trọng đối với Qualcomm, vì nó rất cần thiết cho việc thiết kế loại vi xử lý năng lượng thấp mà điện thoại thông minh sử dụng.
Thỏa thuận này cũng khiến các công ty chip lo ngại rằng họ sẽ cần phải được cấp phép sở hữu trí tuệ thiết yếu từ đối thủ cạnh tranh và đang đối mặt với những thách thức về quy định ở châu Âu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận