Trung Quốc tìm ra công nghệ in khắc laser mới
Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá trong công nghệ in khắc laser 5 nanomet mới, có thể đặt nền tảng cho nghiên cứu về một máy in thạch bản tiên tiến tự phát triển, một lĩnh vực mà Trung Quốc đang bị tụt hậu.
- Khuôn mặt đeo khẩu trang vì COVID-19 sẽ không làm khó được công nghệ mới
- Điểm danh những công nghệ mới của “Vua bán tải” Ford Ranger
- Toàn cảnh Sony Show 2019 nơi Sony trình diễn những sản phẩm công nghệ mới
Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu, đã có một số phát triển lớn về công nghệ, đặc biệt là những phát triển liên quan đến điện thoại thông minh.
Việc Mỹ cấm Huawei và liên tục vận động hành lang với các quốc gia khác để làm điều tương tự, khiến một số công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei phải trở nên tự lực.
Viện công nghệ và kỹ thuật nano Tô Châu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (Sinano) và Trung tâm Khoa học và Công nghệ nano Quốc gia, đã có những khám phá quan trọng liên quan đến việc quang khắc laser có độ chính xác cực cao.
Trung Quốc phát hiện ra công nghệ in khắc laser mới có thể giúp trở thành nhà sản xuất chip 5G hàng đầu.
Máy in thạch bản đóng một vai trò khá quan trọng trong việc sản xuất chipset khi chúng khắc các mẫu trên các tấm wafer để đặt bóng bán dẫn. Một trong những đột phá lớn nhất là công nghệ quang khắc cực tím (EUV) tạo ra những vết khắc cực kỳ mỏng.
Tuy nhiên, phát hiện này vẫn ở trạng thái lý thuyết và có thể mất nhiều năm cũng như rất nhiều tiền để biến điều này thành hiện thực. So với các nước khác, Trung Quốc vẫn đứng sau trong việc sản xuất chipset, vốn thường được thuê từ các công ty nước ngoài TSMC của Đài Loan. Dù vậy, việc phát hiện ra một quy trình in khắc laser mới của Trung Quốc cũng là một bước tiến lớn.
Mới đây, ASML - công ty hàng đầu thế giới về in thạch bản và nắm giữ độc quyền trên thị trường đã bị chính phủ Hà Lan ngăn chặn, không cho phép bán máy móc, thiết bị cho khách hàng Trung Quốc, sau các áp lực từ chính phủ Mỹ.
Hiện tại, xưởng đúc lớn nhất của Trung Quốc là SMIC vẫn sản xuất chipset trên tiến trình 14nm trong khi hầu hết các chipset mới nhất đang được sản xuất trên tiến trình 5nm, bao gồm cả chipset A14 của Apple và chipset Kirin thế hệ tiếp theo của Huawei.
Nhưng nếu sự phát triển liên quan đến sản xuất chipset ở Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh chóng, kết hợp với đầu tư đúng đắn, SMIC và các công ty tương tự ở Trung Quốc có thể sớm bắt đầu sử dụng công nghệ mới nhất để sản xuất chipset.
Điều này sẽ mang lại lợi thế cho Trung Quốc và các nhà sản xuất điện thoại thông minh trong nước như Huawei. Trên thực tế, SMIC được cho là đang lên kế hoạch tăng thêm 2,8 tỷ USD vào sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải nhằm hỗ trợ cho sự phát triển trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Theo Vietnamnet
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận