Đông Nam Á - "Đường sống" mới cho TikTok sau lệnh cấm của Mỹ
Nguồn tin Bloomberg cho biết ByteDance - công ty mẹ của TikTok - đặt mục tiêu tấn công thị trường Singapore sau khi bị cấm tại Mỹ, Ấn Độ và Anh.
- CEO ByteDance là 'kẻ phản bội' hay là ‘ kẻ thức thời’ khi bán TikTok cho Mỹ
- Bị ép cùng đường, công ty Trung Quốc chấp nhận thoái vốn để cứu TikTok
- 'Nỗi oan Thị Mầu' TikTok trong mắt Mỹ
Nguồn tin của Bloomberg cho biết công ty có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ đầu tư vài tỷ USD và tuyển dụng hàng trăm nhân sự tại Singapore trong 3 năm tới. Theo nguồn tin này, ByteDance đã xin giấy phép mở ngân hàng điện tử tại Singapore.
Ngoài ra, ByteDance sẽ thành lập một trung tâm dữ liệu tại Singapore. Bên cạnh TikTok, ByteDance muốn phát triển mảng kinh doanh phần mềm doanh nghiệp Lark ở đảo quốc sư tử.
Người sáng lập ByteDance, Zhang Yiming. Ảnh: AP
ByteDance đang đăng tuyển hơn 200 nhân sự tại Singapore cho các mảng từ thanh toán tới thương mại điện tử. Hiện, công ty Trung Quốc có 400 nhân viên làm việc tại các mảng công nghệ, bán hàng và marketing ở quốc gia Đông Nam Á.
Động thái của ByteDance diễn ra trong thời điểm chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ép công ty này bị ép bán hoạt động của TikTok tại Mỹ. Trước đó, TikTok cũng bị cấm ở Ấn Độ và Anh. Nguồn tin Bloomberg cho biết ByteDance muốn mở rộng dịch vụ tại châu Á sau khi thất thế ở các thị trường trọng điểm trên.
Đã từ lâu, nhà sáng lập ByteDance Trương Nhất Minh thèm khát chinh phục thị trường Đông Nam Á với 650 triệu dân, nơi ngày càng nhiều người sử dụng smartphone. Đây cũng là thị trường được hai đại gia Internet Trung Quốc là Alibaba và Tencent đặc biệt quan tâm.
Đông Nam Á trở thành thị trường quan trọng với các tập đoàn công nghệ lớn nhất của Trung Quốc sau những trở ngại tại Mỹ và phương Tây. Singapore là trung tâm tài chính của khu vực. “Với vị trí thuận lợi, Singapore luôn thu hút các công ty công nghệ muốn tiếp cận thị trường Đông Nam Á”, nhà phân tích Vey-Sern Ling của Bloomberg Intelligence cho biết.
Với Bytedance, châu Á là động lực tăng trưởng chính, đặc biệt trước nguy cơ sụp đổ tại Mỹ. Bytedance có thể không thực hiện được thương vụ bán TikTok tại Mỹ theo thời hạn ngày 15/9 mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra.
Còn ở Ấn Độ, TikTok là một trong hàng trăm ứng dụng Trung Quốc bị cấm do quan ngại về an ninh. Tập đoàn Nhật SoftBank được cho là đang tập hợp một nhóm nhà đầu tư để mua lại tài sản của TikTok ở Ấn Độ. Tại châu Âu, chính phủ Anh có thể sẽ cấm TikTok chuyển dữ liệu người dùng ra ngoài biên giới.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận