EVN định hướng thành doanh nghiệp số để đảm bảo an ninh năng lượng
Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của tập đoàn kinh tế nhà nước, EVN vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở tận dụng mọi cơ hội để chủ động thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp số.
- Các dự án EVN đầu tư mới chỉ đạt 1/3 sản lượng theo yêu cầu của Quy hoạch điện VII
- Bộ Công Thương: EVN không điều chỉnh giá điện trong nửa đầu năm 2020
- EVN bồi huấn nâng cao kiến thức an toàn công trình thủy điện
Hình minh họa
Trước đó, ngày 14/4, EVN đã có Công văn số 2296/EVN – CL đề nghị Ủy Ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, thông qua và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tiếp đó, ngày 8/5, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Ủy Ban quản lý vốn đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ về Đề án chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Trong đó nhấn mạnh, với tầm nhìn “Tập đoàn điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực châu Á”, điều này phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 theo Dự thảo văn kiện trình đại hội XIII của Đảng là “trở thành nước phát triển, có thu nhập cao” hoặc trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập cao”.
Quan điểm phát triển “Tận dụng mọi cơ hội để chủ động thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp số” và “ Đảm bảo khả năng truyền tải công suất nguồn điện, nhất là các nguồn năng lượng tái tạo” trong quan điểm phát triển EVN, phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 52 – NQ/TW và Nghị quyết số 55- NQ/TW.
Chỉ tiêu chủ yếu về cung cấp điện cụ thể như sau:
“Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các Quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của quốc gia là tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 – 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 – 600 tỷ kWh; tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 -20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045.
Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, cụ thể:
+ Đến năm 2025: Đáp ứng tiêu chí N -1 đối với các vùng phụ tải quan trọng.
+ Đến năm 2030: Đáp ứng tiêu chí N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng và tiêu chí N-1 đối với lưới điện 220kV.
+ Đến năm 2045: Đáp ứng tiêu chí N-1 đối với lưới điện 110kV.
Cập nhật bổ sung các chỉ tiêu chủ yếu về năng suất lao động như sau:
“Phấn đấu tăng năng suất lao động bình quân từ 8% đến 10% năm. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng năm 2025 đạt trên mức phấn đấu của quốc gia (45-50%)
Hình minh họa chuyển đổi số doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như sau:
“Đến năm 2025: EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số”
Với định hướng phát triển: Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Đầu tư phát triển hệ thống điện phải đảm bảo đồng bộ và hợp lý từ sản xuất – truyền tải – phân phối kinh doanh điện năng, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo.
Tiếp cận công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, tin cậy, bảo vệ môi trường. Rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn.
Trong suốt những năm qua, việc hạ thấp chỉ tiêu tổn thất điện năng luôn được quan tâm, hiện tại tỷ lệ tổn thất điện năng truyền tải và phân phối đến năm 2019 đã đạt mức 6,5%, cơ bản tiệm cận với mức tổn thất kỹ thuật và thuộc nhóm các nước có mức độ tổn thất thấp nhấp trong khối ASEAN nên EVN kiến nghị trong Đề án không đưa ra chỉ tiêu bằng số cụ thể do còn phụ thuộc quá nhiều yếu tố bất định và đề xuất giữ nguyên là “Phấn đấu giảm tổn thất điện năng về mức ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận