CMCN 4.0: Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư (phần 4)

Phạm Anh
10/03/2020 08:47
D

Chưa có bao giờ dư luận tại Việt Nam lại quan tâm tới sự phát triển đất nước như bây giờ, chắc có lẽ vì cuộc cách mạng KH&CN mới cùng với đó là cuộc CMCN mới đang tiến nhanh như vũ bão, mọi chuyện sẽ trở nên lỗi thời trong chốc lát.

5. Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Chưa có bao giờ dư luận tại Việt Nam lại quan tâm tới sự phát triển đất nước như bây giờ, chắc có lẽ vì cuộc cách mạng KH&CN mới cùng với đó là cuộc CMCN mới đang tiến nhanh như vũ bão, mọi chuyện sẽ trở nên lỗi thời trong chốc lát; vì nguy cơ chúng ta có thể bị bỏ lại phía sau, bị tụt hậu xa hơn nữa. Mỗi một người dân Đất Việt không muốn phải chịu cảnh tụt hậu, nghèo hèn xảy ra vì Việt Nam là một dân tộc cần cù, thông minh và dũng cảm, một dân tộc rất đáng tự hào vì có lịch sử rất vẻ vang và rất oai hùng, đã chiến thắng biết bao nhiêu kẻ xâm lược nhiều tiền, lắm của, đông người, giàu có, hùng mạnh.

5.1. Về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Con người không những đóng vai trò quan trọng và quyết định trong việc tạo ra KH&CN mà còn đóng vai trò thúc đẩy KH&CN. Để thành công trong cuộc cạnh tranh, hệ thống sản xuất cần sự mau lẹ và khả năng chuyển đổi nhanh chóng. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi các tiến bộ về KH&CN, mà nguồn nhân lực KH&CN quyết định các tiến bộ này. Ở Việt Nam, chưa nói đến nguồn nhân lực bậc cao, nhân tài và thiên tài, chỉ mới nói đến cơ cấu nguồn nhân lực cũng đã thấy nhiều điều cần phải bàn. Theo số liệu điều tra năm 2016, cho thấy nguồn lực là cán bộ kĩ thuật chỉ chiếm 6,8% lực lượng lao động[1] là không lớn nhưng lại phân bố không đều và có nhiều bất hợp lý.

Theo thống kê của Bộ KH&CN[2] năm 2014 thì cả nước có 1.055 tổ chức KH&CN, trong đó nhóm tổ chức nghiên cứu và phát triển chiếm 47,9%, nhóm cơ sở giáo dục đại học 32,0% và các tổ chức dịch vụ KH&CN chiếm 20,1%. Tổ chức KH&CN là các trường đại học có 339 trường trong đó 46,6% hoạt động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chỉ có 31% trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ, lĩnh vực y dược là 9,4%, lĩnh vực khoa học tự nhiên: 7,7%, lĩnh vực nông nghiệp: 5,3%.

Muốn có nhân lực cao và sản phẩm chất lượng cao về KH&CN thì phải có đầu tư cao vào KH&CN. Trong lúc đó, chi cho KH&CN ở nước ta mới chỉ chiếm khoảng 0,8 - 1% GDP mà GDP của nước ta mới hơn 300 tỷ USD, một con số rất nhỏ, chỉ như một số tập đoàn đa quốc gia (năm 2015 doanh thu của Walmat là 485 tỷ USD, của Exxonmbile là 269 tỷ USD, của Rocyal Dutchshell là 265 tỷ USD, của Apple là 234 tỷ USD, của Gliencore là 221 tỷ USD, của Samsung là 165 tỷ USD...). Nếu như vậy làm sao có đột phá được, có một nền KH&CN mạnh và đi đầu được. Trên thực tế, các quốc gia càng giàu, càng mạnh thì đầu tư càng nhiều cho KH&CN. Ngược lại, do đầu tư nhiều cho KH&CN mới càng mạnh được, giàu được.

Tuy chỉ số về đổi mới, sáng tạo toàn cầu Việt Nam có bước tiến nhưng trình độ công nghệ nước ta đang ở vị trí thấp so với mức trung bình trên thế giới. Trong báo cáo về chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu năm 2017 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) kết hợp với Đại học Cornell của Mỹ và Học viện Kinh doanh INSEAD của Pháp công bố thì Việt Nam đứng thứ 47/127 quốc gia và nền kinh tế (có tăng 12 bậc so với năm 2016, trong khu vực ASEAN sau Singapore và Malaisia và trên Thái Lan). Công bố quốc tế năm 2014 của Việt Nam đã vượt 2.600 bài viết trên tạp chí ISI. Số lượng sáng chế tăng lên đáng kể.[3]

Theo thống kê Bộ KH&CN[4], năm 2015 cả nước có gần 600 nghìn doanh nghiệp, với hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa với phần lớn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ hai đến ba thế hệ. Trong đó, có đến 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 60-70 của thế kỷ trước; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang...; chỉ có 20% là nhóm ngành sử dụng công nghệ cao.

Tỉ lệ giá trị nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm tại Việt Nam chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển khác lên đến 40%. Mức độ làm chủ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp so với khu vực. Doanh nghiệp được phép trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư đổi mới công nghệ, nhưng thực tế mức đầu tư này còn rất thấp. Do hạn chế về trình độ công nghệ, nên doanh nghiệp Việt Nam rất khó tham gia những dự án lớn, chuỗi cung ứng cho các tập đoàn lớn để sản xuất và xuất khẩu.

Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2016 - 2017[5] của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho thấy, năng lực cạnh tranh Việt Nam đứng tận thứ 60/138 quốc gia, trình độ công nghệ của Việt Nam còn tệ hơn, đứng thứ 92/138 quốc gia được khảo sát; chỉ số đánh giá về công nghệ mới chỉ đứng thứ 106; tiếp thu công nghệ đứng thứ 78 thấp hơn Thái Lan 35 bậc…. Năng lực sáng tạo, đổi mới của Việt Nam đứng thứ 73/138; trong đó, đứng thứ 79 về khả năng đổi mới, thứ 98 về chất lượng của các tổ chức KH&CN, thứ 49 về chi tiêu công cho R&D, thứ 79 về hợp tác giữa cơ sở KH&CN với doanh nghiệp, thứ 84 về số lượng các nhà khoa học và kĩ sư, thứ 95 về việc ứng dụng các bằng sáng chế.

Những số liệu trên là rất đáng báo động khi mà chúng ta có những mong muốn lớn lao, không muốn chậm chân trong cuộc CMCN 4.0, thậm chí còn muốn đi đầu hoặc “dẫn dắt thế giới” trong cuộc CMCN này thì để đạt được mong muốn quả thật vô cùng khó khăn.

5.2. Nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế

(1) Nhận thức, tư duy của một số cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp về vai trò của KH&CN đối với phát triển KT–XH cũng như đặc thù của hoạt động R&D chưa đầy đủ. Chủ trương, đường lối về phát triển KH&CN chậm được các ngành, các cấp triển khai và cụ thể hóa trong thực tiễn. Còn có một số nơi, một số tổ chức còn tầm thường hóa KH&CN. Kế hoạch phát triển của một số ngành, địa phương còn hình thức, việc bố trí các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất chưa tương xứng với yêu cầu đặt. Đối với các doanh nghiệp Nhà nướcít chịu sức ép cạnh tranh, do vậy vốn dành cho đổi mới công nghệ rất ít chỉ chiếm 8,7%. Trong khi đó, các nước phát triển chi dành cho nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường.. chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm tạo ra công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh và vị thế doanh nghiệp trên thị trường.

 (2) Phương thức đầu tư, cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN chậm đổi mới, chưa phù hợp với thực tế và đặc thù của hoạt động KH&CN, chưa tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục thanh quyết toán tài chính khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN làm giảm năng lực sáng tạo, gây khó khăn và buộc các nhà khoa học phải tìm cách đối phó trong thủ tục thanh quyết toán. Chính sách ưu đãi thuế đối với khoản kinh phí đầu tư cho KH&CN còn nhiều vướng mắc về trình tự, thủ tục khi thực hiện. Cơ chế bao cấp của Nhà nướcchưa được khắc phục triệt để, nên phần lớn các tổ chức KH&CN công lập ngại, chậm chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

(3) Cơ chế và chính sách cán bộ trong hoạt động KH&CN còn nặng về hành chính, chưa khuyến khích, động viên tốt khả năng phát huy sáng tạo của đội ngũ; làm giảm dần khả năng thu hút cán bộ có năng lực cao vào làm việc trong các lĩnh vực KH&CN, khó thu hút các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài, thiếu chính sách tạo điều kiện để các nhà khoa học trong nước được giao lưu, hợp tác và làm việc ở các trung tâm khoa học lớn trên thế giới. Chưa tạo được môi trường thực sự minh bạch trong hoạt động KH&CN. Thiếu các Tổng công trình sư hoặc Kĩ sư trưởng cho các dự án thiết bị toàn bộ; thiếu lực lượng nghiên cứu phát triển, trước hết là lực lượng thiết kế, chế tạo.

 (4) Các doanh nghiệp chưa thực sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường, việc đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá chưa gắn với lợi ích của doanh nghiệp. Chưa hình thành nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc phát huy vai trò của KH&CN, chính sách phát triển kinh tế theo chiều rộng và tình trạng bao cấp kéo dài. Qui mô và trình độ phát triển của nền kinh tế thấp; mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, bao cấp của Nhà nướcvà độc quyền của doanh nghiệp Nhà nướckhông tạo động lực để doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho đổi mới và phát triển công nghệ.

(5) Chưa hình thành nhu cầu tự thân đủ mạnh của các doanh nghiệp trong phát huy vai trò của KH&CN. Chưa có chính sách đồng bộ để phát triển nhanh lực lượng doanh nghiệp KH&CN. Đầu tư công hàng năm đã chi một nguồn lực rất lớn nhưng chưa sử dụng nhiều các sản phẩm trong nước để tạo điều kiện cho sản xuất trong nước. Chưa tập trung đầu tư, cùng nhau bảo vệ thị trường, tạo công ăn việc làm, đưa lợi nhuận về cho đất nước. Các chủ đầu tư các dự án có vốn trong nước chưa tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước tham gia. Có nhiều dự án chúng ta hoàn toàn làm chủ về công nghệ để triển khai thì lại để cho đối tác nước ngoài, thậm chí công nghệ còn lạc hậu hơn.

(6) Các doanh nghiệp Nhà nướcchậm đổi mới; đầu tư các dự án phân tán, khép kín trong từng doanh nghiệp; thiếu sự phối kết hợp; công nghệ lạc hậu, dẫn đến chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Năng lực nghiên cứu phát triển hạn chế; thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ hoặc để đầu tư mới nhằm tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

(7) Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, giữa tổ chức tư vấn thiết kế và nhà chế tạo, giữa các doanh nghiệp chế tạo với nhau nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh từng doanh nghiệp còn rất hạn chế, dẫn đến đầu tư trùng lắp, giảm hiệu quả đầu tư. Với trình độ công nghệ Việt Nam đang còn quá thấp, liệu Việt Nam có đủ sức, đủ tiềm lực về tài chính cũng như nguồn nhân lực bậc cao trong một thời gian ngắn, một sớm một chiều để đi vào ngay cuộc CMCN 4.0 không? Đấy là vấn đề lớn, rất lớn! Thách thức ở đây là nếu muốn ứng dụng được công nghệ 4.0, đòi hỏi người lao động phải có trí tuệ cao mới có thể tham gia vào quá trình sản xuất, mà trí tuệ không thể nhảy cóc, một sớm, một chiều mà có được.

5.3. Việt Nam luôn có khát vọng lớn lao vươn lên phía trước: Khát vọng độc lập, tự do và không chịu đói nghèo

Mong muốn của chúng ta là “Sánh vai với các cường quốc 5 Châu”, có một vị thế tương xứng với những gì dân tộc ta cần phải có và có thể có trên bản đồ thế giới. Đây cũng chính là lời hiệu triệu, là mong muốn của Bác kính yêu đối với Non sông ta, Đất nước ta.

Thứ hạng của Việt Nam luôn thay đổi tốt lên, khát vọng 2020 cơ bản thành nước công nghiệp

Chúng ta cũng đã biết, vị thế của mỗi quốc gia gắn liền với vị thế về KH&CN của quốc gia đó, mà thực chất là trình độ công nghệ của quốc gia. Thế trình độ công nghệ nước ta đang ở đâu?

Sau 30 năm đổi mới, nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, rất quan trọng làm cho thế và lực của đất nước mạnh lên nhiều, đã được người dân ghi nhận và tự hào, cũng như được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Về KH&CN nước nhà đã có những bước tiến tích cực, lực lượng cán bộ KH&CN đã trưởng thành, từng bước thích nghi với cơ chế mới, có khả năng tiếp thu, làm chủ được một số tri thức, công nghệ tiên tiến và hiện đại của thế giới. Tuy nhiên, đứng trước sự biến đổi rất mau lẹ của thế giới thì KH&CN của nước ta còn có một khoảng cách khá xa so với các nước phát triển và tiên tiến, chưa tạo ra được năng lực KH&CN cần thiết tương xứng với tiềm năng vốn có của con người Việt Nam, để thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cũng chính vì thế mà dù con người Việt Nam rất thông minh, vị trí địa - chính trị rất thuận lợi, đất nước đã thống nhất hơn 40 năm- một quãng thời gian không ngắn, nhưng vẫn là một nước lạc hậu thu nhập chỉ ở mức trung bình thấp. Điều này làm mỗi người Việt Nam cảm thấy có phần trách nhiệm mình trong đó. Chúng ta không được chủ quan, tự kiêu, tự đại mà phải có quyết tâm đúng, giải pháp đúng trong thời gian tới. Cũng như các nước, hy vọng Việt Nam có thể chớp thời cơ có thể thay đổi lớn về thứ bậc và thay đổi về vị thế quốc gia.

Xem phần 3 tại đây

(Đón đọc phần 5: Quan điểm và tư tưởng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0)

Nguồn: TSKH. Phan Xuân Dũng

Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,

 Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Theo Tạp chí Điện tử

-------------------------------------------------------------------------

[1] Bộ Khoa học và Công nghệ, “Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2016”, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội 2017, trang 52

[2] Sách Trắng Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2015, Nhà xuất khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 2016. Trang 73

[3] Việt Nam vào top 3 ASEAN về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, vnexpress.net. Ngày 29/9/2015

[4] Đổi mới công nghệ để doanh nghiệp cất cánh. trang điện tử kinh tế và dự báo. Ngày 25/10/2015

[5] World Economic Forum, The Global Competitiveness Report 2016-2017

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung chứng minh AI không thể thay thế trực giác con người trong toán học

Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung chứng minh AI không thể thay thế trực giác con người trong toán học

Chuyên gia bác bỏ tin đồn về 'mây động đất' tại Nhật Bản

Chuyên gia bác bỏ tin đồn về 'mây động đất' tại Nhật Bản

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Tiếp năng lượng cho kỷ nguyên xe điện

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Trí tuệ nhân tạo: Giải mã những nghi vấn trong văn hóa đại chúng 

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

Nguyên nhân cháy rừng không chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

CEO Nvidia: Hãy nắm vững AI nếu không muốn bị tụt lại phía sau

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

ChatGPT, AI và báo chí: Lợi ích, rủi ro cùng những vấn đề về pháp lý và đạo đức

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Sự thúc đẩy của Công nghệ tiên tiến trong quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Đo kiểm trong sản xuất đại trà bảng mạch giá thấp: Đương đầu thách thức

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Dự báo công nghệ năm 2023 của Keysight - Kiến giải từ hãng đo lường và kiểm thử hàng đầu thị trường (phần 2)

Tin mới cập nhật

Báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam

Báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam

Infineon và Phenikaa hợp tác trong lĩnh vực thiết kế và đổi mới vi mạch tại Việt Nam

Infineon và Phenikaa hợp tác trong lĩnh vực thiết kế và đổi mới vi mạch tại Việt Nam

BIDV MetLife đồng hành cùng Techfest

BIDV MetLife đồng hành cùng Techfest

Việt Nam có tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử

Việt Nam có tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử

Sửa đổi Nghị định 06 về đặt cược thể thao để khai thông ngành kinh tế tỉ đô

Sửa đổi Nghị định 06 về đặt cược thể thao để khai thông ngành kinh tế tỉ đô

Nghị định 147 mở ra kỷ nguyên quản lý Internet hiện đại

Nghị định 147 mở ra kỷ nguyên quản lý Internet hiện đại

TOP những mẫu iPhone cũ đáng mua nhất dịp Black Friday năm nay

TOP những mẫu iPhone cũ đáng mua nhất dịp Black Friday năm nay

VNPT trình diễn loạt công nghệ tiên phong tại Internet Day 2024

VNPT trình diễn loạt công nghệ tiên phong tại Internet Day 2024

Thử nghiệm khắc nghiệt tại Dubai: SUV điện hạng sang Range Rover vượt mọi giới hạn

Thử nghiệm khắc nghiệt tại Dubai: SUV điện hạng sang Range Rover vượt mọi giới hạn

Keysight và Adi hợp tác cùng phát triển phương pháp đo kiểm GMSL

Keysight và Adi hợp tác cùng phát triển phương pháp đo kiểm GMSL

 Công nghệ thông minh chấm dứt cơn khát của 'Bọ cửa máy bay'

Công nghệ thông minh chấm dứt cơn khát của 'Bọ cửa máy bay'

Chuyên gia năng lượng nguyên tử khuyến nghị ra sao việc tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận?

Chuyên gia năng lượng nguyên tử khuyến nghị ra sao việc tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận?

Tin đọc nhiều

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Bản sao số hệ thống mạng: Cuộc cách mạng tiếp theo trong quản lý mạng

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Chuyên gia lo ngại về 'thử nghiệm diệt vệ tinh có tính hủy diệt'

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G

Quy hoạch báo chí: Cơ hội để báo chí phát triển lành mạnh

Quy hoạch báo chí: Cơ hội để báo chí phát triển lành mạnh

Internet vệ tinh cơ hội và thách thức

Internet vệ tinh cơ hội và thách thức

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Industry 4.0 là gì?

Nên hiểu thế nào về giá dầu âm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Nên hiểu thế nào về giá dầu âm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại

“Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới”

“Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới”

Chuyên gia người Việt sống 30 năm tại Nhật Bản suy ngẫm để “cứu” sông Tô Lịch và các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm tại Việt Nam

Chuyên gia người Việt sống 30 năm tại Nhật Bản suy ngẫm để “cứu” sông Tô Lịch và các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm tại Việt Nam

Phát triển các Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam

Phát triển các Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019