Các món ăn đặc biệt trong dịp Tết của các quốc gia trên Thế giới
Nếu như mâm cơm ngày Tết của người Việt không thể thiếu bánh chưng, bánh tét… thì tại một số nước đón Tết Nguyên đán, các món ăn mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng dịp đầu năm.
1. Nhật Bản
Khác với những quốc gia châu Á thường ăn Tết Âm lịch, Nhật Bản lại đón chào năm mới dựa trên dương lịch như các nước phương Tây. Tuy nhiên, những nét văn hóa truyền thống của xứ sở hoa Anh Đào vẫn được giữ nguyên vẹn. Đó là món ăn truyền thống toshikoshi soba, hay mì soba kiều mạch, thường được các gia đình Nhật Bản ăn vào nửa đêm giao thừa để chia tay năm cũ và chào đón năm mới.Toshikoshi Soba là món mì trường thọ, món ăn này cũng khá quen thuộc và phổ biến trong ngày Tết xứ sở hoa Anh Đào.
Người Nhật tin rằng khi thưởng thức món mì này, con người sẽ sống khỏe, trường thọ hơn như những sợi mì dai. Tuy vậy, Toshikoshi Soba cũng có sợi mì dễ đứt hơn so với các món mì cùng loại với ý nghĩa là cắt đứt vận hạn xấu của năm cũ.
Toshikoshi Soba là món mì trường thọ, món ăn này cũng khá quen thuộc và phổ biến trong ngày Tết xứ sở hoa Anh Đào
Giống như Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Nhưng người Nhật không đốt hương và vàng mã như người Việt Nam. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và được các thần linh phù hộ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần sẽ dùng.
2. Thổ Nhĩ Kỳ
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng quả lựu mang sắc đỏ là tượng trưng cho may mắn. Hạt lựu tượng trưng cho khả năng sinh sản và sự dồi dào, tài lộc cho năm mới.Theo truyền thống, mọi người sẽ đập những quả lựu đỏ mọng này vào cửa ra vào, và quả càng vỡ to thì sẽ càng nhiều may mắn đến với bạn trong năm mới. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ uống nước ép lựu trong những bữa ăn dịp năm mới của mình.
Ngày Tết tại Thổ Nhĩ Kỳ ăn lựu càng có nhiều hạt thì sẽ càng gặp nhiều may mắn. Ảnh: baophapluat.
3. Tây Ban Nha
Người Tây Ban Nha quan niệm rằng nho tượng trưng cho sự tròn đầy. Và khi đồng hồ điểm 12 tiếng theo nhịp chuông, họ sẽ ăn đủ 12 quả nho.Được biết, đây là truyền thống bắt nguồn từ năm 1909, khi những người trồng nho vùng Alicante thực hiện điều này để giải quyết số nho thừa.
Phong tục tung hứng, ăn 12 quả nho vào 12 tiếng chuông đêm giao thừa của Tây Ban Nha
Ở tiếng chuông đầu tiên, người dân khắp nơi trên đất nước Tây Ban Nha sẽ tung một quả nho và hứng bằng miệng. Cứ như thế cho đến những tiếng chuông tiếp theo. Theo quan niệm của họ, nếu đến tiếng chuông cuối cùng, mà bạn ăn hết sạch 12 quả nho thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm.
Truyền thống bắt nguồn từ năm 1909, khi những người trồng nho vùng Alicante thực hiện điều này để giải quyết số nho thừa.
4. Ấn Độ
Trong dịp đầu năm, người Ấn Độ thường không ăn những món ngọt mà lại tâm niệm những món mang vị đắng mới là những món ăn mang lại may mắn cho năm mới.
Người dân Ấn Độ thường uống trà pha với sữa trâu bò để mong cầu một năm mới suôn sẻ và ngọt ngào. Ảnh: Internet
Điều đặc biệt ở những món ăn trong ngày Tết ,các món ăn được chế biến từ hơn chục loại gia vị. Người Ấn tin rằng những món ăn này sẽ giúp họ xua đuổi ma quỷ. Người Ấ thường uống trà pha với sữa trâu bò để mong cầu một năm mới suôn sẻ .
Ngoài ra, món ăn truyền thống trong năm mới không thể thiếu được là beriane (cơm trộn thịt). Tùy theo sở thích của các thành viên trong gia đình mà món beriane được nấu với thịt hay rau. Các thành phần của món beriane gồm đỗ, bắp cải, củ cải, thậm chí cả khoai tây, nhưng thành phần chính của nó là cơm. Khác với phương Tây, thực đơn ngày tết của người Ấn không nhiều xa lát và các món nhắm.
Sự kết hợp hoàn hảo của 5 vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng tạo nên món “cơm trộn Biryani” đẹp mắt
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận